| Hotline: 0983.970.780

Gắn phát triển sầu riêng với du lịch Vườn Quốc gia Tràm Chim

Thứ Tư 31/08/2022 , 17:35 (GMT+7)

ĐỒNG THÁP Huyện Tam Nông (Đồng Tháp) nghiên cứu thành lập hội quán trồng sầu riêng, gắn với khai thác du lịch ở Vườn Quốc gia Tràm Chim.

Ông Trần Thanh Nam, Chủ tịch UBND huyện Tam Nông (Đồng Tháp) vừa thăm và dự buổi sinh hoạt định kỳ của Tổ nghề nghiệp trồng sầu riêng tại Thị trấn Tràm Chim.

Empty

Huyện Tam Nông đang phát triển khá tốt cây sầu riêng. Ảnh: Trọng Trung.

Theo báo cáo, Tổ nghề nghiệp trồng sầu riêng hiện có 22 thành viên, tham gia trồng 5.835 gốc sầu riêng giống Ri6 trên diện tích 37,8ha thuộc các xã Phú Đức, Phú Cường, Phú Thọ và Thị trấn Tràm Chim. Các vườn sầu riêng được trồng từ 19 tháng trở lên. Trong đó, 12.000m2 trồng sầu riêng của thành viên Nguyễn Văn Trang ở Thị trấn Tràm Chim đã cho lứa trái đầu hơn 8 tấn. Thương lái đến tận vườn mua với giá từ 35.000 đồng/kg. Sau khi trừ tất cả chi phí đầu tư và công chăm sóc, ông Trang còn lãi gần 200 triệu đồng.

Tại buổi sinh hoạt, các thành viên Tổ nghề nghiệp trồng sầu riêng cùng nhau trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, quy trình chăm sóc, bón phân, phòng trừ sâu bệnh cho cây sầu riêng; hướng dẫn cách tỉa cành, xử lý cho cây sầu riêng ra hoa, kết trái; sử dụng phân hữu cơ giúp cây khỏe, dẻo dai, chống gãy cành, ngã đổ do dông gió mạnh và thông tin về thị trường, giá cả.

Qua đó, các thành viên Tổ kiến nghị Huyện và chính quyền địa phương hỗ trợ nâng cấp, mở rộng tuyến đường giao thông vào vườn trồng sầu riêng, tạo điều kiện để chủ vườn sầu riêng mở điểm tham quan, trải nghiệm gắn kết với khu du lịch Vườn Quốc gia Tràm Chim…   

Empty

Chủ tịch UBND huyện Tam Nông (ngoài cùng bên phải) đề nghị nghiên cứu gắn phát triển sầu riêng với khai thác du lịch Vườn Quốc gia Tràm Chim. Ảnh: Trọng Trung.

Ông Trần Thanh Nam đánh giá cao hiệu quả hoạt động của Tổ nghề nghiệp trồng sầu riêng và ghi nhận những kiến nghị của bà con. Theo ông Nam, nếu có điều kiện và được các thành viên đồng thuận cao, Tổ có thể nâng lên thành lập Hội quán và tiến tới thành lập hợp tác xã.

Ông Nam cũng yêu cầu các ngành chức năng Huyện và chính quyền địa phương xem xét hỗ trợ Tổ thực hiện mã vạch, mã vùng trồng; yêu cầu các thành viên Tổ áp dụng việc bón phân hữu cơ, hạn chế sử dụng phân hóa học; thường xuyên cập nhật thông tin, nắm bắt thị trường kịp thời để có hướng xử lý “cung – cầu” phù hợp.

Đặc biệt, phải đầu tư xây dựng nhà kho, máy móc hiện đại… chế biến trái sầu riêng thành các loại thực phẩm an toàn như sầu riêng sấy, bột sầu riêng… đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu.

Xem thêm
Doanh nghiệp là đầu kéo phát triển chăn nuôi quy mô lớn

An Giang xác định được vai trò dẫn dắt của doanh nghiệp trong việc nâng cao giá trị của ngành chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi tập trung gắn an toàn sinh học.

Điều trị, làm đẹp cho thú cưng: Đã học rồi còn phải học thêm

Thú cưng đưa vào các phòng khám thú y điều trị được siêu âm, X quang để chẩn đoán bệnh như người nên nhân viên phòng khám phải được đào tạo bài bản.

Đồng Nai hướng tới cơ giới hóa đồng bộ trong trồng trọt

Cơ giới hóa trong trồng trọt ở Đồng Nai đã có nhiều thành tựu nhưng chưa đồng bộ. Tỉnh này đang hướng tới việc cơ giới hóa đồng bộ trong thời gian tới.