| Hotline: 0983.970.780

Gạo Phú Thiện ngon nhất Tây Nguyên

Thứ Hai 04/11/2019 , 09:17 (GMT+7)

Nhờ đất đai, thổ nhưỡng, khí hậu ôn hòa cộng thêm nguồn nước mênh mông từ công trình đại thủy nông Ayun Hạ nên lâu nay, huyện Phú Thiện là địa phương có diện tích trồng lúa nước lớn nhất, năng suất cao nhất của tỉnh Gia Lai, cũng như khu vực Tây Nguyên.

12-42-23_nh_nong_dn_phu_thien_thu_hoch_lu_vu_mu_1
Nông dân Phú Thiện thu hoạch lúa vụ mùa.

Thiên thời, địa lợi, nhân hòa là thế, song người dân Phú Thiện luôn trăn trở với câu hỏi: Vì sao gạo Phú Thiện chưa có mặt trên bản đồ lúa gạo Việt Nam?
 

I.

Nhờ có công trình đại thủy nông Ayun Hạ cung cấp nguồn nước tưới dồi dào nên huyện Phú Thiện trở thành vựa lúa của tỉnh Gia Lai và cả Tây Nguyên với hơn 6.000 ha, sản lượng bình quân 90.000 tấn lúa/năm. Lúa cũng chính là một trong những cây trồng mũi nhọn của huyện Phú Thiện, tuy nhiên giá trị thương mại của hạt gạo chưa cao, chưa tương xứng với tiềm năng.

Vì thế, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVIII (nhiệm kỳ 2015-2020) đặt ra nhiệm vụ tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp, hướng đến nâng cao giá trị sản xuất trên cùng một đơn vị diện tích nhằm nâng cao thu nhập cho người dân. Trong đó, giải pháp quan trọng là xây dựng cánh đồng lúa lớn một giống, tiến tới xây dựng thương hiệu “Gạo Phú Thiện”.

Theo ông Mai Ngọc Quý, Phó Trưởng phòng NN- PTNT huyện Phú Thiện, một trong những giải pháp then chốt được huyện triển khai khá mạnh là lựa chọn đưa vào sản xuất các giống lúa có chất lượng cao, phù hợp với điều kiện tự nhiên địa phương và thị hiếu thị trường.

Bên cạnh đó, để hình thành và xây dựng thương hiệu “Gạo Phú Thiện”, huyện củng cố, kiện toàn các hợp tác xã nông nghiệp, từng bước đưa vào hoạt động theo mô hình kiểu mới, hướng đến xây dựng chuỗi giá trị.

Hợp tác xã Nông nghiệp Chư A Thai (xã Ia Ake) là một trong những đơn vị được chọn để xây dựng thương hiệu “Gạo Phú Thiện”.

Theo ông Phạm Ngọc Nghĩa, Giám đốc Hợp tác xã, trong những năm qua, Hợp tác xã đã liên kết với một số doanh nghiệp như Tập đoàn ThaiBinh Seed, Công ty CP Giống cây trồng Nha Hố… đưa vào trồng các giống lúa mới cho năng suất cao, chất lượng tốt.

Sau thử nghiệm thành công, đến nay, Hợp tác xã đã xây dựng được 3 cánh đồng lúa lớn một giống với 120 ha cùng hàng trăm hộ tham gia. Điều đáng ghi nhận là ở các cánh đồng lớn đều có sự tham gia tích cực của các hộ đồng bào dân tộc. Gia đình ông Ksor Wan ở làng Glung A có 1 ha đất trồng lúa.

12-42-23_nh_nhieu_giong_lu_cht_luong_co_duoc_du_vo_sn_xut_tren_nhung_cnh_dong_lon_2
Nhiều giống lúa chất lượng cao được đưa vào sản xuất trên những cánh đồng lớn.

Vụ ĐX 2018-2019, ông gieo trồng giống lúa OM6976 song cây yếu, thóc đóng thưa, năng suất chỉ đạt 7 tạ/sào (1 sào bằng 1.00m2). Đến vụ mùa, ông Ksor Wan được Hợp tác xã Nông nghiệp Chư A Thai cung cấp giống lúa LH12 cho thấy, lúa sinh trưởng khỏe, chống chịu tốt với hầu hết các loại sâu bệnh hại như đạo ôn, khô vằn, bạc lá…

Theo ông Mai Ngọc Quý, huyện Phú Thiện đã xây dựng được một số giống lúa chất lượng cao, phù hợp điều kiện tự nhiên, được người tiêu dùng đánh giá cao như giống lúa LH12, JO2, TBR225, DT6, OM4900. Các giống lúa này cho năng suất cao, chất lượng gạo ngon, năng suất lúa mỗi vụ đạt từ 8- 8,5 tấn/ha, cá biệt có những nơi ruộng tốt có thể đạt đến 13 tấn/ha ở vụ ĐX. Hiện địa phương đã gửi những giống lúa trên đến Cục Sở hữu trí tuệ đề nghị cấp chứng nhận cho thương hiệu “Gạo Phú Thiện”.

“Tôi thấy giống lúa LH12 tốt hơn so với giống lúa của các vụ trước, ưu điểm của nó là bông dài, cứng cây, thóc đóng dày. Vụ mùa này tôi thu hoạch được 7,5 tấn lúa, nhưng nếu trồng giống này ở vụ ĐX thì năng suất có thể đạt 8,5 tấn. Với giống lúa LH12, gia đình tôi có thu tăng thêm 2 triệu đồng/sào so với trước đây”, ông Ksor Wan vui mừng kể.
 

II.

Cũng theo ông Mai Ngọc Quý, sau 4 năm triển khai xây dựng cánh đồng lúa lớn một giống, đến nay Phú Thiện đã có 24 cánh đồng với diện tích canh tác 1.200 ha.

Hàng năm, từ những cánh đồng này đã cung cấp cho thị trường hàng ngàn tấn gạo chất lượng cao. Thành công khi đưa các giống lúa năng suất cao, chất lượng tốt vào sản xuất đã tăng giá trị từ 300- 400 đồng/kg lúa, thu nhập của người nông dân đạt từ 30- 35 triệu đồng/ha. Nhờ đó, đời sống của bà con nông dân được nâng lên, góp phần xóa đói giảm nghèo.

Hiện nay, nhiều hợp tác xã nông nghiệp đã đăng ký để được cơ quan chức năng hỗ trợ xây dựng các mô hình VietGAP, đồng thời gắn với quy trình sản xuất "3 giảm, 3 tang" (ICM) để hạt gạo không bị tồn dư thuốc bảo vệ thực vật.

"Lúa Phú Thiện hiện có mặt ở các thị trường Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đăk Lăk, Kon Tum... Năm 2019, sản phẩm tham gia Hội chợ liên minh các hợp tác xã toàn quốc tổ chức tại Hà Nội và đã được người tiêu dùng đánh giá cao", ông Quý cho hay.

Còn theo ông Phạm Ngọc Nghĩa, theo chủ trương của huyện, Hợp tác xã đã quy hoạch vùng sản xuất lúa gạo chất lượng cao, đặc biệt là cánh đồng lúa sản xuất theo quy trình ICM. Không những thế, Hợp tác xã còn thực hiện chuỗi liên kết với nông dân từ khâu sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm nhằm giải quyết đầu ra, tránh bị tư thương ép giá. Kết thúc mỗi vụ, Hợp tác xã thu mua hơn 70 tấn lúa về xay xát, đóng bao bì và cung ứng ra thị trường.

12-42-23_nh_dong_goi_sn_phm_go_phu_thien_cu_hop_tc_x_nong_nghiep_chu__thi
Đóng gói sản phẩm gạo Phú Thiện của Hợp tác xã Nông nghiệp Chư A Thai.

“Hiện nay, chúng tôi đã ký kết hợp đồng cung ứng sản phẩm gạo gồm 4 giống lúa DT66, TBR225, JO2, LH12 cho 5 đại lý ở TP. Pleiku và 2 đại lý ở TP. HCM với sản lượng khoảng 15 tấn gạo/tháng. Tất cả những sản phẩm trên đều in logo của đơn vị và gắn tem truy xuất nguồn gốc sử dụng nhãn hiệu “Gạo Phú Thiện” trên bao bì”, ông Nghĩa thông tin thêm.

Theo ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND huyện Phú Thiện, để thương hiệu “Gạo Phú Thiện” được nhiều người tiêu dùng biết đến thì không thể thiếu các doanh nghiệp đầu tư phát triển, đặc biệt là trong khâu chế biến, tiêu thụ. Hiện nay, Công ty cổ phần Nông nghiệp Tây Nguyên đang đầu tư xây dựng nhà máy chế biến gạo tại địa phương có công suất 30.000 tấn/năm.

Khi nhà máy chế biến đi vào hoạt động sẽ góp phần nâng cao giá trị hạt gạo, chuỗi giá trị sản xuất và cải thiện đời sống người trồng lúa. Dự kiến, khoảng cuối năm 2019, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu “Gạo Phú Thiện”. Đây là cơ hội để sản phẩm gạo Phú Thiện tạo lập chỗ đứng vững chắc trên thị trường.

12-42-23_nh_sn_phm_go_phu_thien_cu_hop_tc_x_nong_nghiep_chu__thi_duoc_trung_by_ti_phien_cho_nong_sn_n_ton
Sản phẩm gạo Phú Thiện trưng bày tại phiên chợ nông sản an toàn.

Nói về giải pháp nâng cao chất lượng, mở rộng thị trường, ông Tuấn cho rằng, điều quan trọng nhất là các hợp tác xã nông nghiệp và người dân cần tập trung vào chất lượng thay vì chạy theo số lượng.

Cùng với đó, người nông dân cũng phải có nhận thức về tầm quan trọng của sản xuất an toàn đối với sức khỏe của người tiêu dùng cũng như chính bản thân họ. Địa phương cũng đã có những hoạt động hỗ trợ thiết thực tạo được động lực, giúp bà con nhận thấy lợi ích kinh tế từ việc tham gia cánh đồng lớn để mạnh dạn chuyển đổi sang các phương pháp sản xuất bền vững hơn, góp phần xây dựng những nhãn hiệu gạo đặc sản có xuất xứ từ vựa lúa Phú Thiện.

“Thời gian tới, huyện sẽ phối hợp với các cơ quan chức năng đẩy mạnh quảng bá thương hiệu “Gạo Phú Thiện”, tiếp tục đồng hành cùng doanh nghiệp trong phát triển, mở rộng thị trường. Với hướng đi này, việc xây dựng nhãn hiệu cho sản phẩm gạo sẽ đem lại nguồn lợi lớn về kinh tế cho địa phương, giúp người tiêu dùng có thêm một sự lựa chọn chất lượng.

Bên cạnh đó, huyện cũng sẽ tiếp tục đưa các giống mới, chất lượng cao, phù hợp với điều kiện địa phương vào sản xuất để tạo ra những sản phẩm chất lượng tốt nhất”, ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND huyện Phú Thiện khẳng định.

Xem thêm
Giải bài toán nguồn thức ăn cho ngành chăn nuôi

GIA LAI Thu hút đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi là chủ trương đang được tỉnh Gia Lai hướng đến.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Cần trợ lực chính sách

Người dân còn e ngại khi lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm bởi chi phí đầu tư cao, trong khi việc bảo quản các trang thiết bị này gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm