| Hotline: 0983.970.780

Gặp người nông dân hiện đại

Thứ Sáu 10/08/2018 , 07:20 (GMT+7)

Đó là ông Huỳnh Biển Chiêu, ngụ tại ấp Thạnh Hiệp, xã Thạnh Tân, ngoại ô thành phố Tây Ninh, chủ của một trang trại gồm 17ha mãng cầu và 5ha cao su. Nếu tính thêm diện tích 10ha khoai mì với năng suất bình quân 40 - 45 tấn/ha thì danh hiệu tỷ phú đối với ông thật dễ.

09-38-30_nh_bi_du_tru_11-8
Tham quan vườn mãng cầu VietGAP của ông Chiêu

Xuất thân từ một nông dân ở vùng được gọi là rốn phèn thuộc huyện Thạnh Hóa, Long An. Năm 1990 nạn lũ lớn kéo dài, mùa màng mất trắng. Ông Chiêu cùng với vợ và hai con nhỏ đã quyết định dứt áo rời quê, tiến lên miền Đông để kiếm kế sinh nhai. Gia tài mang theo cũng chỉ có chiếc máy cày cũ kỹ để đi cày thuê vừa làm thợ sửa chữa máy để kiếm sống, vừa dành dụm tiền để mua từng công đất gom lại.

Thoạt đầu, nhà cửa cũng chỉ là lán trại tạm bợ, thiếu nước ngọt, thiếu lương thực, thiếu phương tiện giao thông, thiếu chợ búa và ngay cả trường học cho con nhỏ cũng rất xa.

Trong hoàn cảnh như vậy, với lòng quyết tâm, đất khai phá được cũng chỉ biết trồng khoai mì và các loại đậu để sinh sống. Dù năng suất thấp nhưng lâu dần ông cũng tích lũy được nhiều kinh nghiệm.

Từ năm 2002, nhờ có sự liên hệ với các đơn vị nghiên cứu khoa học trong khu vực, ông tiếp xúc, cộng tác, mày mò nghiên cứu, học hỏi tiếp thu được các tiến bộ khoa học về cây khoai mì, cũng như các cây công nghiệp, cây ăn quả.

Ông bắt đầu trồng khoai mì trên diện tích rộng, sử dụng gói kỹ thuật liên hoàn về giống, tưới nước, phân bón hoàn chỉnh nên năng suất khoai mì trong trang trại của ông thường cao hơn so với nhiều hộ khác. Khi khoai mì có giá cao, ông đã có thu nhập tiền tỷ. Có tiền ông lại thuê mướn thêm đất để phát triển khoai mì.

Năm 2004 ông dành bớt 5ha trồng cao su, khi cây bước vào thời kỳ khai thác, cao su lại được giá. Nhưng đến khi thị trường khoai mì bấp bênh, giá cả thiếu hấp dẫn như những năm trước, ông đã mạnh dạn chuyển sang trồng mãng cầu ta.

Với kinh nghiệm tích lũy từ cây khoai mì, ông áp dụng vào cây mãng cầu. Ông dày công nghiên cứu về mối quan hệ giữa thời tiết và quá trình ra hoa, đậu trái trên cây mãng cầu. Từ thực tiễn ông thấy rằng: Mãng cầu có thể cho ra hoa đậu trái quanh năm nhưng chủ yếu cần điều khiển để cho ra hoa rộ tập trung vào những lúc thị trường cần hàng. Ông cũng biết hoa mãng cầu không thể thụ tinh được khi nhiệt độ không khí đạt mức trên 35 độ C.

Ông cũng tìm cách để khắc phục các hiện tượng này khi mãng cầu ra hoa rộ và tự mày mò để thiết kế hệ thống tưới phun mưa. Thăm trang trại của ông, người ta cứ tưởng đấy là khu thí nghiệm của một cơ quan nghiên cứu thực thụ chứ không phải là một trang trại sản xuất.

Về kỹ thuật bón phân, ngoài phân hữu cơ có chất lượng tốt dùng bón lót thì các loại phân khoáng ông dùng kỹ thuật hòa chung cùng với nước rồi bơm thẳng vào vùng rễ cây. Làm như vậy phân bón vào, cây có thể hấp thụ được ngay mà cũng tiết kiện được phân. Vì vậy mỗi lần bón không tốn nhiều phân và phải cách ly thời gian bón trước khi thu trái an toàn.

Nếu phía đối tác cần nhiều sản phẩm ông chỉ cần hợp đồng với các nông dân khác. Mỗi hộ có vài ha, ông thuê lại vườn cây của họ và hướng dẫn kỹ thuật, cung cấp vật tư cho họ rồi mua lại sản phẩm theo hợp đồng đã ký là sẽ có đủ số lượng sản phẩm theo quy chuẩn được thỏa thuận.

Cách tổ chức như vậy sẽ rất gọn mà khâu quản lý lao động vật tư lại rất nhẹ nhàng. Để chứng minh điều ông nói, ông chỉ cho chúng tôi 7ha mãng cầu bên cạnh là số diện tích thuê lại của nông dân lúc mãng cầu của họ trồng được gần 2 năm tuổi, giá mỗi ha là 105 triệu đồng/năm, thuê sau 6 năm thì hợp đồng trở lại.

Như vậy trong chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ ông thực hiện gần như trọn gói. Ông là chủ một trang trại và cũng là chủ của một doanh nghiệp. Kiểu làm này là một mô hình tích tụ ruộng đất, nhưng sở hữu vẫn thuộc về người có đất.

 

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm