| Hotline: 0983.970.780

Gây dựng lại gà đồi Tuyên Hóa

Thứ Hai 16/09/2024 , 07:00 (GMT+7)

QUẢNG BÌNH Huyện Tuyên Hóa đã cấp giống gà ri (gà địa phương) cho người dân 5 xã vùng đồi để nuôi và gây dựng lại giống gà địa phương.

Đàn gà ri thả vườn đồi đến thời kỳ bán thương phẩm của gia đình anh Phan Thanh Bình. Ảnh: T. Phùng.

Đàn gà ri thả vườn đồi đến thời kỳ bán thương phẩm của gia đình anh Phan Thanh Bình. Ảnh: T. Phùng.

Trước đây, các địa phương ở vùng đồi huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình), khá nổi tiếng với giống gà đồi (hiểu nôm na là giống gà địa phương được chăn thả tự do trên những vùng đồi), với các “tiêu chuẩn” thịt dai, ngọt thơm. Từ giống gà này đã làm nên món “cơm gà Lạc Sơn” nổi tiếng với hành khách đi trên những chuyến tàu chợ, tàu Thống Nhất (lúc bấy gờ).

Những năm gần đây, các giống gà lai, gà công nghiệp với ưu thế sử dụng thức ăn công nghiệp nhanh lớn, trọng lượng 2-3kg mỗi con khi xuất bán nên giống gà đồi bị mai một dần và có nguy cơ mất giống.

Để làm sống lại và phát triển thương hiệu “gà đồi Tuyên Hóa”, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp Tuyên Hóa đã triển khai liên kết với các hộ dân trrong việc triển khai thực hiện các mô hình chăn thả gà đồi.

Ông Trần Văn Cần, Giám đốc Trung tâm cho hay, đã thực hiện liêt kết với gần 100 hộ dân của 5 xã gồm Sơn Hóa, Đức Hóa, Lê Hóa, Đồng Hóa và Thạch Hóa để phát triển mô hình. “Ngoài việc chuyển giao quy trình kỹ thuật nuôi, phòng chống dịch bệnh, tiêu thụ sản phẩm thì chúng tôi cũng đã cung ứng trên 10 ngàn con giống gà ri cho các hộ dân”, ông Cần nói thêm.

Tại xã Sơn Hoá, đã có gần 20 hộ dân liên kết trong việc triển khai mô hình chăn nuôi gà ri thả vườn. Theo ông Lê Anh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND xã, việc phát triển mô hình nuôi gà ri thả đồi cũng là thế mạnh của địa phương. Cơ bản các hộ dân đều có vườn rộng trồng các loại cây ăn quả nên đó là lợi thế để phát triển trở lại nuôi gà đồi.

Gà thả vườn đồi của gia đình ông Cao Duy Thuận. Ảnh: T. Phùng.

Gà thả vườn đồi của gia đình ông Cao Duy Thuận. Ảnh: T. Phùng.

Gia đình anh Phan Thanh Bình (thôn Tam Đăng, xã Sơn Hóa) liên kết nuôi 200 gà giống. Anh Bình mua lưới về quây phần đất đồi phía lưng nhà để thả gà. Hàng ngày, đàn dà tự do đi lại, bươi móc kiếm mồi trong vườn rộng, chỉ đến cuối chiều thì anh Bình mới cho gà ăn. Thức ăn nuôi gà chủ yếu tận dụng nông sản của gia đình như thóc, hạt ngô hay thân chuối, rau xanh thái mịn trộn với cám gạo. Sau gần 4 tháng nuôi, gà trống đạt trọng lượng trên dưới 2kg mỗi con, gà mái thấp hơn một chút.

“Gà thương phẩm hiện gia đình bán ra thị trường có giá từ 140 - 150.000 đồng/kg. Nếu bán hết, thu nhập cũng được khoảng 60 triệu đồng và lãi cũng được trên 20 triệu đồng', anh Bình chia sẻ.

Riêng gia đình ông Cao Duy Thuận (thôn Xuân Phú, xã Sơn Hóa), có vườn đồi rộng trên 2ha nên việc phát triển chăn nuôi gà đồi cũng rất thuận lợi. Ông quy hoạch đào ao thả cá, trồng cây trầm, huê và làm khu nuôi gà thả đồi. Hiện đàn gà nhà ông Thuận có trên 300 con, trong đó có 200 giống gà ri và số còn lại là gà địa phươg để lai tạo giống.

Huyện Tuyên Hóa đang nỗ lực để xây dựng thương hiệu 'gà đồi Tuyên Hóa'. Ảnh: T. Phùng.

Huyện Tuyên Hóa đang nỗ lực để xây dựng thương hiệu “gà đồi Tuyên Hóa”. Ảnh: T. Phùng.

Vườn rộng, nên ông Thuận không ngăn lưới mà để gà tự đi kiếm ăn trong vườn. Đến chiều, ông gõ thau và rúc gọi đàn gà đang kiếm ăn dù xa mấy cũng chạy, bay về khoảng sân trước khu chuồng để ăn thóc, hạt ngô, khoai sắn…mà ông Thuận vừa vãi ra.

“Tối đến đàn gà vào chuồng, tôi đóng cửa để bảo quản. Sáng lại mở chuồng cho chúng tự đi kiếm ăn. Vì vậy, gà nhanh lớn và chất lượng thịt rất ngon. Việc tiêu thụ cũng khá thuận lợi vì bây giờ người tiêu dùng đã biết lựa chọn gà đồi để làm thực phẩm dù giá cả cao hơn so với các loại gà khác”, ông Thuận cho hay.

Cũng theo ông Thuận, việc các hộ thực hiện mô hình gà đồi liên kết với Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện cũng đã tạo được bước đi vững chắc trong phát triển, tiêu thụ. Việc phòng chống các loại dịch bệnh cho đàn gà cũng theo quy trình đầy đủ nên bà con rất yên tâm.

Xem thêm
Cam kết giảm 10% tỷ lệ tử vong liên quan đến kháng thuốc

HÀ NỘI Tại Đại hội đồng Liên hợp quốc năm 2024 về kháng thuốc đặt mục tiêu đến 2030, các quốc gia cam kết giảm 10% tỷ lệ tử vong liên quan đến kháng thuốc.

Lãi hàng trăm triệu đồng nhờ trồng đào Tết

Quảng Ninh Nhờ cây đào Tết, nhiều hộ dân tại xã Quảng Minh (huyện Hải Hà, Quảng Ninh) lãi hàng trăm triệu đồng mỗi năm, vươn lên khá giả.

Chọn tạo thành công hàng chục dòng thuần giống cà chua Beef

Việc nghiên cứu thành công các dòng thuần cà chua Beef có ý nghĩa rất lớn để từng bước chủ động sản xuất hạt giống cà chua Beef F1 cho sản xuất trong nước.