Với mức giá này, nếu diện tích ít, lấy công gia đình để SX thì cũng chỉ nằm trong phạm vi hòa vốn và có lời chút đỉnh. Còn nếu phải thuê mướn nhân công thì khả năng thua lỗ là thực tế.
Vậy câu hỏi đặt ra là nên chăm sóc cà phê, trong đó việc bón phân như thế nào để vẫn có thể có lời mà không ảnh hưởng đến sức khỏe của cây khi giá cà phê trở lại như những năm bình thường.
Với câu hỏi này, Bình Điền xin được đóng góp một số cách bón phân như sau. Bà con nên chia thực trạng nương cà phê ra hai loại:
(i) Loại các nương cà phê đã kịp trồng xen vào một số loại cây ăn trái như sầu riêng, bơ, điều, hồ tiêu hay chôm chôm và tuổi cà phê còn đang ở mức sung sức thì sẽ có chế độ chăm sóc và bón phân như những năm bình thường.
Vì với công thức này thì số cây cà phê chỉ còn lại khoảng 600 - 700 cây/ha chứ không phải 1.100 hay 1.200 cây/ha. Nhưng thay vào đó bà con có hàng trăm cây ăn trái có giá trị khác. Và khi bà con bón phân cho cà phê thì các cây xen cũng được hưởng lợi. Ngược lại, bón phân cho cây xen thì cà phê cũng được hưởng lợi.
Với mô hình này ngoài sử dụng thân lá cà phê hay của cây xen vùi lại cho đất, bà con nên bón khoảng 500 kg/ha phân Đầu Trâu Mùa Khô, chia làm 2 đợt: Một đợt đầu và một đợt giữa mùa khô, kết hợp tưới nước để cây sử dụng phân có hiệu quả cao.
Phân này có chứa tỷ lệ N-P-K, các chất trung và vi lượng thiết yếu, với tỷ lệ cân đối, thích hợp cho phục hồi sức khỏe cà phê vừa mới thu hái. Còn lại bón 3 đợt phân Đầu Trâu cho mùa mưa khác.
Đợt 1 dùng Đầu Trâu Tăng trưởng, loại NPK 19-12-6+TE, đặc biệt trong nhóm TE có loại kẽm, P và Mg thông minh, có thể giúp tiết giảm từ 20-30% lượng phân bón cho cây, liều bón 250-300 kg/ha, để dùng chung cho các loại cây trong vườn.
Đợt 2 cũng dùng loại phân này, liều lượng cũng tương đương với đợt 1; đợt 3 vào cuối mùa mưa, khoảng giữa tháng 10, dùng Đầu Trâu Chắc hạt, đó là Đầu Trâu NPK 16-6-19+TE.
Loại phân này cũng có chứa vi lượng thông minh, và cũng chứa cả P và Mg thông minh, nên sẽ mang lại hiệu lực nông học và hiệu quả kinh tế rất cao, chất lượng cà phê cũng sẽ rất tốt. Liều bón 300-350 kg/ha để vừa nuôi hạt vừa bồi dưỡng cây chuyển sang mùa khô.
(ii) Loại các nương cà phê thuần vừa mới chuyển đổi hay chưa chuyển đổi nhưng tuổi cây còn sung sức. Loại vườn này, bà con nào có điều kiện cũng nên tính chuyện trồng xen các cây ăn trái hay tiêu vào vườn, nhưng chưa có điều kiện làm được thì cũng vẫn phải bón phân cho cà phê nhưng liều lượng có tiết giảm xuống, ví dụ: với phân Đầu Trâu Mùa Khô chỉ cần bón 350-450 kg/ha, cũng chia làm 2 đợt, bón như các vườn có xen cây ăn trái vừa giới thiệu ở trên.
Loại phân Đầu Trâu mùa mưa bà con cũng vẫn nên bón 3 đợt, đợt 1 bón 175-250 kg/ha loại Đầu Trâu Tăng trưởng, đợt 2 cũng dùng phân Đầu Trâu cùng loại như vườn đã xen canh, liều bón 200-250 kg/ha, và đợt 3 bón 250-300 kg/ha Đầu Trâu Chắc hạt là vừa.
Trong 2 loại phân mùa mưa này, cũng nhờ có bổ sung phân kẽm, P và Mg dạng thông minh, nên vừa giúp cây sử dụng có hiệu quả các chất dinh dưỡng trong phân và trong đất, lại tăng sức kháng hạn và kháng bệnh khá tốt, giúp cây vượt qua những đợt khí hậu bất thuận rất có hiệu quả.
Mức phân này nếu mưa thuận gió hòa bà con vẫn thu hoạch được 3,5-4,5 tấn cà phê nhân/ha. Nếu bán giá 32.000-34.000đ/kg bà con vẫn thu được 112-160 triệu/ha, trừ chi phí sản xuất bà con vẫn còn có lời tạm chấp nhận được.
Nhưng điều quan trọng là duy trì được độ phì nhiêu của đất và sức khỏe cây cà phê để khi giá cà phê tăng trở lại ta vẫn sẵn sàng đầu tư để bù lại. Nếu bỏ lơi vườn cây, chăm sóc kém thì thiệt hại sẽ nhiều hơn.