| Hotline: 0983.970.780

Giá heo đã trở lại quỹ đạo cung cầu hợp lý hiện nay?

Thứ Hai 24/07/2017 , 08:30 (GMT+7)

Giá heo hơi tăng chóng mặt trong một thời gian ngắn, rồi lại bất ngờ giảm xuống khá nhiều, trong khi giá heo giống vẫn đang tăng lên. Điều gì đang xảy ra vậy?

17-32-00_gi_heo_d_on_dinh_tro_li
Một trại heo ở Đồng Nai

Theo thông tin từ một số chủ trang trại heo ở Đồng Nai (tỉnh có đàn heo lớn nhất cả nước), đến ngày 23/7, giá heo hơi đang dao động từ 37.000 - 39.000 đ/kg. Như vậy, sau khi tăng lên tới 42.000 - 45.000 đồng/kg vào ngày 17/7, giá heo hơi đã quay đầu giảm xuống khá nhiều.

Lý giải về điều này, TS Kiều Minh Lực (Cty Cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam), cho rằng, có nguyên nhân từ tâm lý của người chăn nuôi. Khi giá heo có dấu hiệu tăng liên tục, nhiều người chăn nuôi đã giữ heo lại để chờ giá cao hơn nữa mới bán. Điều này đã dẫn tới việc nguồn cung trên thị trường bị giảm nhiều, xảy ra tình trạng khan hiếm heo hơi ở một số thời điểm, khiến cho giá heo hơi liên tục bị đẩy lên.

Tuy nhiên, do tăng quá nhanh, nên khi tăng lên đến một mức nào đó, giá heo hơi không thể tăng thêm nữa. Lúc này nhiều hộ mới ồ ạt bán ra, khiến cho giá heo hơi giảm xuống. Mà khi giá bắt đầu giảm, người ta lại càng đua nhau bán ra nhiều hơn, góp phần đẩy giá xuống tiếp. Đó là nguyên nhân quan trọng khiến giá heo hơi chỉ sau mấy ngày tăng nóng đã lại xuống dưới 40.000 đồng/kg. Nhưng với giá heo hơi đang có dấu hiệu chững lại quanh mức 37.000 - 39.000 đồng/kg, thì là hợp lý so với cung cầu hiện nay. Vì khi ổn định ở mức giá này, giá heo hơi nếu có tăng lên trong thời gian tới, cũng sẽ tăng từ từ, chứ không tăng liên tục một cách quá nhanh chóng, rất bất thường như vừa rồi.

Theo TS Lã Văn Kính, Phó Viện trưởng Viện Chăn nuôi, giá heo hơi ngày 22/7 ở huyện Củ Chi (TP.HCM) cũng chỉ còn 37.000 đ/kg. Trước đó mấy ngày, giá heo hơi khi lên cao nhất ở Đông Nam Bộ là 40.000 - 42.000 đ/kg. Đây là mức giá mà nhiều người chăn nuôi đã bán được. Những người bán được heo hơi với giá trên 42.000 đồng/kg là rất ít. Còn bán được giá tới 45.000 - 47.000 đồng/kg thì càng hiếm hoi.

TS Lã Văn Kính cho rằng, sau 8 tháng trời giá heo liên tục giảm xuống và đứng ở mức quá thấp, thì việc tăng giá trở lại trong những ngày qua là bình thường. Với giá heo hơi hiện tại, mới chỉ một số DN chăn nuôi có lãi. Còn với người chăn nuôi nhỏ, lợi nhuận có được nhờ bán heo vào thời điểm này vẫn chưa thấm vào đâu so với khoản thua lỗ lớn trong đợt khủng hoảng tiêu thụ heo hơi kéo dài vừa qua.

Về giá heo giống, hiện nay đã tăng lên mức trên 1 triệu đồng/con, TS Lã Văn Kính cho rằng, không có gì phải lo ngại. Bởi trước đây, khi tình hình chăn nuôi và tiêu thụ heo đang bình thường, giá heo giống ở nhiều thời điểm đã lên mức khoảng 2 triệu đồng/con hoặc hơn. Như vậy, giá heo giống hiện nay vẫn đang còn thấp hơn nhiều so với giá heo giống ở thời điểm chăn nuôi bình thường.

Và có một thực tế là giá heo giống tuy đã tăng lên trên 1 triệu đồng/con, nhưng các DN, HTX, trang trại... cung cấp heo giống, heo hậu bị vẫn chưa bán ra được mấy. Chẳng hạn, trong những ngày qua, 1 HTX chăn nuôi ở huyện Củ Chi đang bán ra heo hậu bị, nhưng hầu như chưa có người mua. Nguyên nhân là do người chăn nuôi vẫn đang rất thận trọng trong chuyện tái đàn.

TS Lã Văn Kính cho hay, trong đợt khủng hoảng tiêu thụ heo vừa qua, khoảng 40% trong số những trang trại heo ở Đồng Nai có tổng đàn nái từ 500 con trở lên, đã phải tạm ngừng nuôi. Đến thời điểm này, dù giá heo hơi đã ở mức có lãi, các trang trại đó vẫn đang rất thận trọng, chưa dám nuôi trở lại. Thậm chí, nhiều người chăn nuôi heo vẫn đang tính chuyển sang nghề khác, không gắn bó với con heo nữa.

Xem thêm
350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm