| Hotline: 0983.970.780

Gia Lai: Tiêu chết đồng loạt sau mưa

Thứ Sáu 12/10/2018 , 10:10 (GMT+7)

Mưa lớn suốt một thời gian dài, giờ nắng lên, hàng trăm ha hồ tiêu đồng loạt chết. Không ít chủ vườn đang phải đối mặt với một khoản nợ lớn.

17-15-20_vuon_tieu_cu_ong_trung_dong_lot_chet
Một vườn tiêu đồng loạt chết

Ông Nguyễn Văn Hợp - Trưởng phòng NN-PTNT huyện Chư Sê cho biết: Toàn huyện có trên 350 ha hồ tiêu bị chết, có vườn chết trắng cả ngàn trụ, thiệt hại hàng trăm triệu đồng. Tiêu chết nhiều ở các xã Chư Pơng, Ia Tiêm, Dun, thị trấn Chư Sê... "Hiện chúng tôi đang đi kiểm tra, thống kê lại toàn bộ diện tích hồ tiêu chết để có hướng khắc phục”, ông Hợp nói.

"Hàng xóm" với Chư Sê là huyện Chư Pưh cũng thống kê được hơn 145 ha, cụ thể là 290.017 trụ bị chết (trong đó hơn 24 ha chết do bị úng nước, 120 ha bị bệnh chết). Tổng số 998 hộ bị thiệt hại do tiêu chết.

Đak Đoa là huyện có diện tích tiêu cũng tương đối lớn của tỉnh Gia Lai. Thống kê cho biết đã có khoảng 100 ha hồ tiêu bị chết (chết do mưa bão hơn 19 ha, sâu bệnh 72,6 ha và già cỗi 5,7 ha). Nhiều nhất là các xã Nam Yang 32,8 ha, Kdang 28,7 ha, Ia Pết 5,3 ha, Ia Băng 8 ha, Hà Bầu 5,6 ha... Chưa hết, có 245 ha xuất hiện bệnh tuyến trùng rễ, 120 ha bị thán thư lá, 285 ha bị vàng lá thối rễ tơ, 125 ha bị bệnh đốm đen...

Tuy chưa thống kê cụ thể, nhưng một số địa phương khác như huyện Chư Pah, Đức Cơ, Chư Prông, Mang Yang, Ia Grai.. cũng đã có không ít vườn tiêu bị chết.

Anh Mai Văn Trung - làng Ia Đất (xã Hà Bầu, huyện Đak Đoa) có hơn 1.000 trụ tiêu tính: Năm nay sẽ thu được khoảng 4 tấn tiêu khô, với giá tiêu hiện tại khoảng 53.000 đồng/kg, anh thu được hơn 200 triệu đồng để trả nợ.

"Mưa kéo dài hơn 3 tháng, giờ nắng lên, bộ rễ của cây bị thối và chết đồng loạt. Gia đình tôi đã phải vay ngân hàng hơn 500 triệu đồng để thuê đất, mua trụ, giống, phân bón và công chăm sóc. Hẹn ngân hàng sẽ trả sau 3 năm, giờ chuẩn bị thu hoạch lại thành trắng tay!”, anh Trung chua chát nói.

17-15-20_ong_trung_noi_bo_re_cu_cy_ho_tieu_d_bi_thoi_thi_cy_khong_the_song_noi
Anh Trung nói bộ rễ của cây tiêu đã bị thối thì cây không thể sống nổi

Cũng ở làng Ia Đất (xã Hà Bầu, huyện Đak Đoa), nông dân Vọng Khi Anh có 1.100 trụ tiêu thì đã có hơn 750 trụ tiêu bị chết do ngập úng. Ông Anh nói: “Vườn tiêu với 1.100 trụ thì chết 750 trụ, số còn lại cũng đang bị héo lá. Đầu mùa mưa, tôi đã đào mương chống ngập nhưng mưa nhiều quá, nước thoát không kịp. Trắng tay rồi!".

Ông Vọng Khi Anh: "Giờ chúng tôi chỉ mong Nhà nước can thiệp để ngân hàng cho chúng tôi đáo hạn và giãn nợ. Hiện tại chúng tôi chỉ biết phá bỏ vườn tiêu, mặc dù cũng chưa biết sẽ trồng cây gì để thay thế".

Về nguyên nhân hồ tiêu chết hàng loạt, theo ông Lê Tấn Hùng - Phó trưởng phòng NN- PTNT huyện Đak Đoa: Do mưa kéo dài, nước không thoát kịp làm rễ tiêu ngập úng dẫn đến thối rễ. Một khi bộ rễ bị tổn thương, các loại bệnh khác dễ dàng xâm nhập vào gây hại, làm cây tiêu chết rất nhanh. "Với những vườn tiêu chết do mưa bão, già cỗi, sâu bệnh nên vệ sinh vườn cây, thu gom tàn dư cây chết và tiêu hủy. Sau đó dùng vôi bột để khử trùng, xử lý đất và chuyển đổi sang cây trồng khác", ông Hùng khuyến cáo.

Hiện UBND huyện Chư Pưh đã lập tổ kiểm tra, thẩm định diện tích hồ tiêu bị chết trong năm 2018, tổng hợp báo cáo tỉnh. Để giúp người dân chuyển đổi cây trồng hiệu quả, huyện đã chủ động mời Cty CP TPXK Đồng Giao về liên kết sản xuất - tiêu thụ một số loại cây ăn quả như dứa, chuối tiêu hồng, chanh leo, măng bát độ...

Ông Hà Ngọc Uyển - Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và BVTV Gia Lai cho biết, đang rà soát, đánh giá tình hình thiệt hại, xác định nguyên nhân để có biện pháp xử lý. 

Ông Nguyễn Văn Khanh - Trưởng phòng NN-PTNT Với huyện Chư Pưh: "UBND huyện đã ký liên kết sản xuất - tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp với 6 doanh nghiệp và các hộ dân trên địa bàn huyện. Đồng thời, UBND huyện đã phối hợp với Ngân hàng Nhà nước tỉnh, các ngân hàng trên địa bàn tỉnh, huyện tổ chức Hội nghị phố biên, thông tin về các cơ chế, chính sách gia hạn (cơ cấu lại nợ, giãn nợ), giảm lãi suất nhằm tháo gỡ khó khăn cho người trồng tiêu. Hiện UBND huyện đang phối hợp với Công ty OLAM, xây dựng 2 cánh đồng lớn trên cây hồ tiêu để liên kết sản xuất - tiêu thụ sản phẩm tại xã la Hrú và la Le".
Ông Hà Ngọc Uyển: Người dân cần thường xuyên kiểm tra vườn cây, phát quang cây che bóng, rong tỉa cây choái sống, không để vườn cây rậm rạp, thiếu ánh nắng mặt trời. Đặ biệt cần khai thông mương thoát nước, tuyệt đối không để vườn tiêu bị úng nước sẽ gây bệnh vàng lá, thối rễ. Kiểm tra bộ rễ nếu có nốt u sưng do tuyến trùng gây ra, xử lý bằng các loại thuốc trị tuyến trùng như Tervigo 020 SC, kết hợp với Ridomil Gold 68WP 600gr hoặc dùng thuốc Dimethomorph...

 

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm