| Hotline: 0983.970.780

Giá lợn hơi thiết lập kỷ lục

Thứ Sáu 15/11/2019 , 21:03 (GMT+7)

Với mức giá 75.000 đồng/kg tại Bắc Giang ngày 11/11, giá lợn hơi trong nước thiết lập đỉnh cao nhất trong lịch sử ngành chăn nuôi lợn Việt Nam đến thời điểm hiện tại.

Lãnh đạo Cục Chăn nuôi và Sở NN-PTNT tỉnh Bắc Giang khảo sát giá lợn hơi ngày 11/11. Ảnh: Nguyên Huân.

Ngày 11/11, Cục Chăn nuôi có chuyến công tác khảo sát thị trường, giá cả chăn nuôi lợn tại địa bàn tỉnh Bắc Giang.

Tại hộ gia đình ông Dương Văn Cốc xã Việt Ngọc, huyện Tân Yên, chúng tôi tận mắt chứng kiến lò mổ của ông Nguyễn Văn Trung ở xã Nguyệt Đức, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh đang tới bắt xe lợn 30 con với giá 75.000 đồng/kg trả "tiền tươi thóc thật".

Khi chúng tôi thắc mắc tại sao giá lợn Công ty CP Chăn nuôi CP Việt Nam đang niêm yết tại cửa trại giá 66.000 - 68.000 đồng/kg mà ông phải mua tận 75.000 đồng/kg? Ông Trung cho biết, những lò mổ nhỏ hay khách hàng mua lẻ vài chục con như gia đình ông hiện gần như không thể mua lợn trực tiếp từ CP hay Dabaco mà đều phải qua những đại lý lớn nên giá luôn phải cộng thêm 5 - 7 giá, tính ra giá thành móc hàm tại lò mổ của ông Trung hiện tại đã lên tới 100.000 đồng/kg.

Ông Nguyễn Văn Trung ở Bắc Ninh trả tiền mua 30 con lợn giá 75.000 đồng cho gia đình ông Dương Văn Cốc. Ảnh: Nguyên Huân.

Đại diện Công ty Cổ phần Chăn nuôi CP Việt Nam chia sẻ, bản thân doanh nghiệp rất muốn giá lợn ổn định xung quanh 65.000 đồng và thực tế doanh nghiệp đang cố giữ ở mức giá như vậy đến thời điểm hiện tại.

Tuy nhiên, thực tế hiện nay các đầu mối, thương lái sau khi mua lợn của CP giá 66.000 - 68.000 đồng/kg, ngay sau đó bán lại cho các thương lái, lò mổ khác thu lời sang tay ngay gần chục nghìn đồng/kg. Do đó, việc giữ và kìm giá lợn với CP hiện cũng là bài toán rất nan giải với doanh nghiệp trong thời gian tới.

Mặc dù giá lợn hơi tại Việt Nam đã thiết lập đỉnh mọi thời đại, vượt mức 72.000 đồng thiết lập được năm 2011, tuy nhiên việc tăng giá của Việt Nam được nhiều thương lái và chuyên gia dự báo, chắc chắn sẽ không bao giờ mất kiểm soát như tại Trung Quốc và cũng không thể tiệp cận bằng giá lợn tại Trung Quốc được.

Bởi theo quy luật cung cầu, việc vận chuyển lợn từ miền Nam ra miền Bắc hay từ Việt Nam sang Trung Quốc bắt buộc phải có mức chênh lệch giá đủ lớn, đủ hấp dẫn mới có thể thu hút được thương lái hai bên giao dịch.

Trong điều kiện biên giới đang được phía Trung Quốc kiểm soát khá chặt chẽ như hiện nay, theo chia sẻ của một số đầu nậu buôn lợn tiểu ngạch sang Trung Quốc, mức giá chênh lệch giữa Việt Nam và Trung Quốc phải xung quanh 30.000 - 40.000 đồng/kg mới có lợi nhuận.

Với mức giá 75.000 đồng/kg, giá lợn hơi tại Việt Nam đã đạt đỉnh cao nhất trong lịch sử. Ảnh: Nguyên Huân.

Theo khảo sát của chúng tôi, giá lợn hơi bình quân của Trung Quốc hiện nay là 38 - 39 nhân dân tệ/kg, riêng hai tỉnh giáp Việt Nam là Quảng Đông và Quảng Tây giá 1kg lợn hơi đang được niêm yết 41 - 42 nhân dân tệ. Như vậy, có thể thấy giá lợn hơi bình quân của Trung Quốc đang ở ngưỡng 130.000 đồng/kg, cao hơn Việt Nam 50.000 - 60.000 đồng/kg.

Chính bởi mức chênh lệch giá rất lớn này nên phải thừa nhận một thực tế, hiện vẫn có lợn thịt từ Việt Nam thẩm thấu qua đường tiểu ngạch sang thị trường Trung Quốc tại khu vực biên giới phía Bắc, nhất là một số tỉnh như Cao Bằng, Lạng Sơn, bao gồm cả lợn mảnh đã xẻ thịt và lợn hơi sống.

Cá biệt, khu vực cửa khẩu Móng Cái (Quảng Ninh) những ngày này thương lái Trung Quốc sang mua gom lợn giống bất kể lớn bé, giống lai hay giống siêu đều mua hết. Thậm chí, giống lợn F1 lai giữa lợn nái Móng Cái và lợn ngoại cũng được phía Trung Quốc mua quét sạch với giá 1,6 - 1,7 triệu đồng/con 7kg về làm giống.

Theo số liệu thống kê của nhiều tổ chức quốc tế, dịch tả lợn Châu Phi bùng phát tại Trung Quốc đến thời điểm hiện tại đã khiến tổng đàn lợn của nước này hao hụt gần 50%, với số lượng chết và tiêu hủy được dự báo đã gần 300 triệu con. Với đà này, phải mất ít nhất 3 - 5 năm ngành chăn nuôi Trung Quốc may ra mới có thể khôi phục được tổng đàn và cân đối được cung cầu thịt lợn trong nước.

Tại Việt Nam, theo số liệu thống kê mới nhất của Cục Thú y, tổng đầu lợn tiêu hủy đến thời điểm hiện tại là gần 6 triệu con, với sản lượng gần 400.000 tấn, chiếm tỷ lệ khoảng 10% tổng sản lượng thịt lợn tại Việt Nam. Tuy nhiên, số liệu này nhiều khả năng chỉ là thống kê tại các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, nông hộ bởi cho đến nay chưa có doanh nghiệp, tập đoàn chăn nuôi lớn nào tại Việt Nam công bố dịch.

Theo tính toán của các thương lái, giá lợn hơi tại Việt Nam sẽ luôn duy trì khoảng cách tối thiểu 30.000 - 40.000 đồng/kg so với giá lợn hơi tại Trung Quốc. Ảnh: Nguyên Huân.

Quyền cục trưởng Cục Chăn nuôi Nguyễn Xuân Dương thừa nhận, thực tế hiện nay Việt Nam đang thiếu thịt lợn do ảnh hưởng của dịch tả lợn Châu Phi, nhưng lượng thiếu không đến mức quá lớn như tại Trung Quốc.

Việc giá lợn tăng cao lên trên 70.000 đồng/kg hiện nay, theo ông Dương có mấy nhóm nguyên nhân chính. Đó là do việc thu gom lợn từ thị trường Trung Quốc, do hạo hụt, tiêu hủy, giảm đàn bởi dịch tả lợn Châu Phi và đặc biệt do việc phân phối, vận chuyển, tiêu thụ thịt lợn hiện nay có bất cập.

Ông Dương khẳng định, đang có dấu hiệu thương lái lợi dụng sự khan hiếm cục bộ tại một số địa phương để đẩy giá, thổi giá lợn hơi tại một số thời điểm để trục lợi và trong thời gian tới Cục Chăn nuôi sẽ kiến nghị Bộ NN-PTNT, Bộ Công Thương tiến hành họp bàn để tìm các giải pháp bình ổn, giữ giá lợn trong nước ổn định, tránh việc tăng quá cao mất kiểm soát như tại thị trường Trung Quốc.

Xem thêm
Bàn cách tận dụng hết dư địa cho tinh dầu quế

HÀ NỘI Thiếu hụt nhân lực có kỹ năng và chuyên môn, quy trình sản xuất chưa hoàn thiện và chưa có phương pháp tiếp cận thị trường toàn cầu là khó khăn chung của ngành quế.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Tập đoàn PAN đặt doanh thu 14.700 tỷ năm 2024 với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên

Trước lo ngại về biến đổi khí hậu, khó khăn chung của bối cảnh kinh tế, Tập đoàn PAN đặt mục tiêu doanh thu thận trọng tăng 12% với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm