Giá lúa gạo hôm nay 1/12
Giá lúa hôm nay 1/12
Giá lúa hôm nay 1/12/2023 tại An Giang đi ngang so với hôm qua.
Theo đó, lúa OM 5451 vẫn ở mức 9.000-9.200 đ/kg; lúa IR 504 duy trì ổn định ở mức 8.700-8.900 đồng/kg.
Giá lúa OM 18 neo tại mức 9.100-9.200 đồng/kg; lúa OM 380 dao động quanh giá 8.600-8.800 đồng/kg.
Giá lúa Đài Thơm 8 dao động quanh mốc 9.200-9.400 đ/kg; còn lúa Nàng hoa 9 lại có mức 9.100-9.200 đ/kg.
Tương tự, thị trường nếp cũng không có biến động mới. Trong đó, giá nếp Long An khô và An Giang khô cùng giữ quanh giá 9.400-9.800 đ/kg. Còn nếp ruột neo quanh mức giá 16.000-20.000 đ/kg.
Như vậy, giá lúa hôm nay 1/12/2023 đang giao dịch quanh ngưỡng 8.600-20.000 đ/kg.
Giá gạo hôm nay 1/12
Giá gạo ngày 1/12/2023 tiếp tục duy trì ổn định so với hôm qua.
Trong đó, giá gạo nguyên liệu OM 5451 Việt thu mua quanh mức 13.350-13.500 đ/kg. Gạo thành phẩm OM 5451 neo quanh mức giá 15.550-15.650 đ/kg.
Giá tấm và cám cũng không có biến đông mới. Theo đó, giá tấm OM 5451 neo tại mức 11.700-11.800 đ/kg; cám khô có giá 6.600-6.700 đ/kg.
Tại kênh gạo chợ, mặt hàng này đang đi ngang. Trong đó, giá gạo Nàng hoa 9 giữ ở mức 19.500 đ/kg; gạo Sóc thường giữ ở mức giá 19.000 đ/kg.
Giá gạo nàng Nhen neo quanh mức 26.000 đ/kg, gạo Jasmine có giá 16.000 - 18.500 đ/kg.
Trong khi, giá gạo tẻ thường ở mức 12.000-14.000 đ/kg; gạo trắng thông dụng 16.000 đ/kg. Và giá gạo thơm thái hạt dài ở mức 18.000-20.000 đ/kg; gạo Hương Lài giữ giá 19.500 đ/kg.
Gạo sóc thường neo quanh giá 16.000-17.000 đ/kg. Giá gạo sóc thái giữ ở mức 18.500 đ/kg. Còn giá gạo thơm Đài Loan ở mức 21.000 đ/kg; gạo Nhật neo tại giá 22.000 đ/kg.
Như vậy, giá gạo hôm nay 1/12/2023 đang giao dịch quanh ngưỡng 11.700-26.000 đ/kg.
Việt Nam đoạt giải 'Gạo ngon nhất thế giới' tại cuộc thi The Rice Trader 2023
Hội nghị Thượng đỉnh Lúa gạo quốc tế năm 2023 đã diễn ra tại Cebu (Philippines) từ ngày 27/11 đến 1/12. Sự kiện đã thu hút sự tham gia đông đảo từ các chuyên gia, nhà quản lý, doanh nghiệp và các nhân tố khác trong chuỗi giá trị gạo.
Là sự kiện hàng năm do The Rice Trader tổ chức, các hoạt động trong khuôn khổ hội nghị nhấn mạnh vấn đề thương mại lúa gạo. Các giải pháp khoa học kỹ thuật, phương pháp nghiên cứu giống, canh tác ruộng đồng… tuy không phải trọng tâm nhưng vẫn được đưa ra bàn thảo.
Một điểm sáng tại Hội nghị, Việt Nam đã giành giải thưởng "Gạo ngon nhất thế giới", làm tăng thêm niềm tự hào cho ngành công nghiệp lúa gạo của Việt Nam. Danh hiệu này là minh chứng cho sự chủ động về nghiên cứu, chọn tạo giống chất lượng cao, thương mại hóa bài bản của doanh nghiệp nước ta.
Việt Nam có 3 doanh nghiệp tham dự hội nghị và gửi 6 mẫu gạo tham gia giải thưởng, theo đó Doanh nghiệp Hồ Quang - Hồ Quang Trí gửi 2 mẫu gạo ST 24, ST 25; Tập đoàn Lộc Trời gửi 2 mẫu gạo LT28 và Nàng Hoa9, Tập đoàn ThaiBinh Seed gửi 2 mẫu gạo TBR39-1 và nếp A Sào.
Cần lưu ý rằng, giải “Gạo ngon nhất thế giới” được trao trong một hội nghị về thương mại lúa gạo. Đây không phải là cuộc thi gạo ngon nên tính chất và mức độ cạnh tranh không quá căng thẳng.
Giải thưởng này không có ban tổ chức, ban giám khảo, quy chế, tiêu chí dự thi, cơ cấu giải thưởng; cũng không không có giấy chứng nhận, lễ trao giải chính thức và không có truyền thông về hội thi lúa gạo…
Tuy vậy, việc được vinh danh tại sự kiện quốc tế là sự khích lệ lớn đối với doanh nghiệp Việt Nam. Đây là cơ hội để các thương hiệu Việt uy tín mở rộng thị trường xuất khẩu cũng như gia tăng giá trị sản phẩm. Hội nghị cũng là điều kiện tốt cho các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu tiếp cận và nắm bắt thị hiếu người tiêu dùng, thị trường và giá cả phù hợp.