Giá lúa gạo hôm nay 29/11
Giá lúa hôm nay 29/11
Thị trường lúa ngày 29/11/2023 tại An Giang giảm nhẹ so với hôm qua.
Theo đó, giá lúa Nàng hoa 9 giảm 100 đ/kg, về mức 9.100-9.200 đ/kg. Các giống lúa khác hôm nay duy trì như hôm qua.
Trong đó, Lúa OM 5451 giữ ở mức giá 9.000-9.200 đ/kg; lúa IR 504 duy trì ổn định ở mức 8.700-8.900 đ/kg;
Giá lúa OM 18 neo tại mức 9.100-9.200 đ/kg; lúa OM 18 đi ngang, ở mức 9.000-9.200 đ/kg; giá lúa OM 380 duy trì quanh ngưỡng 8.600-8.800 đ/kg. Và giá lúa Đài Thơm 8 dao động quanh mốc 9.200 - 9.400 đ/kg.
Còn thị trường nếp vẫn duy trì ổn định so với hôm qua. Trong đó, giá nếp Long An tươi có giá 7.600-7.800 đ/kg. Nếp 3 tháng tươi là 7.800-7.900 đ/kg.
Giá nếp Long An khô và An Giang khô cùng giữ quanh giá 9.400-9.800 đ/kg. Còn nếp ruột vẫn giữ ở mức giá 16.000-20.000 đ/kg.
Như vậy, giá lúa hôm nay 29/11/2023 đang giao dịch quanh ngưỡng 7.600-20.000 đ/kg.
Giá gạo hôm nay 29/11
Thị trường gạo ngày 29/11/2023 tăng thêm 50 đ/kg so với hôm qua.
Trong đó, giá gạo nguyên liệu OM 5451 Việt tăng thêm 50 đ/kg, lên mức 13.350-13.500 đ/kg. Cùng mức tăng trên, gạo thành phẩm OM 5451 đạt mức 15.550-15.650 đ/kg.
Giá tấm và cám cũng đang tăng nhẹ. Trong đó, giá tấm OM 5451 tăng 100 đồng, lên mức 11.700-11.800 đ/kg; cám khô tăng 50 đồng, lên mốc 6.600-6.700 đ/kg.
Tại kênh gạo chợ, mặt hàng này đang đi ngang. Trong đó, giá gạo Nàng hoa 9 giữ ở mức 19.500 đ/kg; giá gạo nàng Nhen neo quanh mức 26.000 đ/kg.
Gạo Jasmine tiếp tục giữ quanh giá 16.000 - 18.500 đ/kg; giá gạo tẻ thường ở mức 12.000-14.000 đ/kg; gạo trắng thông dụng 16.000 đ/kg.
Giá gạo thơm thái hạt dài ở mức 18.000-20.000 đ/kg; gạo Hương Lài 19.500 đ/kg.
Gạo sóc thường neo quanh giá 16.000-17.000 đ/kg. Giá gạo sóc thái giữ ở mức 18.500 đ/kg. Còn giá gạo thơm Đài Loan ở mức 21.000 đ/kg; gạo Nhật neo tại giá 22.000 đ/kg.
Như vậy, giá gạo hôm nay 29/11/2023 đang giao dịch quanh ngưỡng 11.700-26.000 đ/kg.
Chính phủ phê duyệt Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án Phát triển bền vững một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030.
Quyết định số 1490 được Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang ký ngày 27/11/2023. Đến 2030, diện tích canh tác vùng chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp vùng ĐBSCL sẽ đạt một triệu héc-ta.
Mục tiêu chung của Đề án là hình thành một triệu héc-ta vùng chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tổ chức lại hệ thống sản xuất theo chuỗi giá trị, áp dụng các quy trình canh tác bền vững nhằm gia tăng giá trị, phát triển bền vững của ngành lúa gạo, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, thu nhập và đời sống của người trồng lúa, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm phát thải khí nhà kính, góp phần thực hiện các cam kết quốc tế của Việt Nam.
12 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (gồm: An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp, Long An, Sóc Trăng, Cần Thơ, Bạc Liêu, Trà Vinh, Hậu Giang, Cà Mau, Tiền Giang và Vĩnh Long) sẽ triển khai Đề án vừa được phê duyệt và chia thành hai giai đoạn.
Giai đoạn 1 (2024 - 2025): Tập trung củng cố các diện tích đã có của Dự án chuyển đổi Nông nghiệp bền vững tại Việt Nam (VnSAT) là 180.000 héc-ta, bao gồm công tác tập huấn, xây dựng kế hoạch, xây dựng hệ thống Đo đạc - Báo cáo - Thẩm định (MRV), kiểm đếm và thí điểm cấp tín chỉ các-bon cho những vùng lúa đạt chuẩn, củng cố các hợp tác xã, duy tu bảo dưỡng một số công trình và chuẩn bị kế hoạch cho giai đoạn 2026 - 2030.
Giai đoạn 2 (2026 - 2030): Xác định cụ thể khu vực trọng tâm để lập dự án đầu tư phát triển vùng lúa chuyên canh chất lượng cao giảm phát thải mới ngoài vùng Dự án VnSAT và sẽ mở rộng thêm 820.000 héc-ta. Giai đoạn này sẽ tập trung vào các hoạt động chủ yếu như đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng cho những vùng diện tích mới, tổ chức lại sản xuất, xây dựng chuỗi giá trị, hoàn thiện hệ thống MRV, đồng thời duy trì sản xuất bền vững ở những vùng Đề án trong giai đoạn 2024 - 2025.