Giá lúa gạo hôm nay 12/12 ở trong nước
Thị trường lúa gạo ngày 12/12 ít biến động ở cả 2 mặt hàng lúa và gạo.
Giá lúa hôm nay (12/12) đi ngang. Nguồn lúa mới ở nhiều địa phương không nhiều, giao dịch cầm chừng và giá neo cao.
Tại An Giang, nhu cầu mua lúa Thu Đông chậm, thương lái tập trung lấy lúa đã cọc, giá giữ ở cao.
Ở Trà Vinh, lúa có đều, giá cao, chủ yếu hàng chợ, thương lái mua mới chậm hơn.
Tại Long An, nông dân chào bán nhiều lúa Thu Đông, ít người mua. Còn ở Bạc Liêu, giá thu mua vẫn bình ổn, nhu cầu hỏi mua ít.
- Nếp Long An 3 tháng (khô) có mức 9.800 - 10.000 đ/kg; giá nếp Long An IR 4625 (khô) đang có giá 9.600 - 9.800 đ/kg;
- Lúa IR 50404 đang ở quanh giá 7.800 - 8.000 đ/kg; giá lúa Đài thơm 8 neo tại ngưỡng 9.200 - 9.400 đ/kg;
- Lúa OM 5451 giao dịch tại giá 8.600 - 8.800 đ/kg; lúa OM 18 có giá 9.200 - 9.400 đ/kg;
- Lúa OM 380 giữ quanh mức 7.200 đ/kg; giá lúa Nhật neo tại mốc 7.800 - 8.000 đ/kg;
- Lúa Nàng Nhen (khô) giao dịch ở mức 20.000 đ/kg; còn Nàng Hoa 9 có giá 9.200 - 9.400 đ/kg.
Trong khi đó, giá gạo hôm nay (12/12) ít biến động, lượng về lai rai, giao dịch chậm.
Tại Sa Đéc (Đồng Tháp), gạo nguyên liệu các loại giá giảm nhẹ. Trong khi kênh chợ Sa Đéc, lượng ít, kho chợ mua đều gạo thơm, giá các loại kho mua giảm nhẹ so với hôm qua.
Ở Lấp Vò (Đồng Tháp), gạo về lai rai lượng ít, chất lượng khá, giá các loại kho mua giảm nhẹ.
- Giá gạo nguyên liệu IR 504 Hè Thu ở mức 10.250 - 10.350 đ/kg (tăng 50 đồng); gạo thành phẩm IR 504 có mức 12.300 - 12.400 đ/kg;
- Giá nếp ruột đang là 18.000 - 22.000 đ/kg; Gạo thường đang ở ngưỡng 17.000 - 18.000 đ/kg; gạo Nàng Nhen có giá 28.000 đ/kg.
- Giá gạo thơm thái hạt dài có ngưỡng 20.000 - 22.000 đ/kg; gạo thơm Jasmine có giá 17.000 - 18.000 đ/kg; gạo Hương Lài giữ mức 22.000 đ/kg.
- Giá gạo trắng thông dụng thu mua với mức 17.500 đ/kg; gạo Nàng Hoa đang là 21.500 đ/kg; gạo Sóc thường duy trì ở mức 18.000 - 18.500 đ/kg; còn gạo Sóc Thái là 21.000 đ/kg.
- Giá gạo thơm Đài Loan đang có giá 21.000 đ/kg; còn gạo Nhật đang neo tại mốc 22.000 đ/kg.
- Còn giá tấm OM 5451 ở mức 9.000 - 9.100 đ/kg, giá cám khô có mức 5.900 - 6.000 đ/kg.
Mặt hàng lúa | Giá cả (đ/kg) | Biến động |
Long An 3 tháng (khô) | 9.800 - 10.000 | - |
Long An IR 4625 (khô) | 9.600 - 9.800 | - |
Lúa IR 50404 | 7.800 - 8.000 | - |
Lúa Đài thơm 8 | 9.200 - 9.400 | - |
Lúa OM 5451 | 8.600 - 8.800 | - |
Lúa OM 18 | 9.200 - 9.400 | - |
Nàng Hoa 9 | 9.200 - 9.400 | - |
Lúa OM 380 | 7.200 | - |
Lúa Nhật | 7.800 - 8.000 | - |
Lúa Nàng Nhen (khô) | 20.000 | - |
Mặt hàng gạo | Giá bán tại chợ (đồng) | Biến động |
Nếp ruột | 18.000 - 22.000 | - |
Gạo thường | 17.000 - 18.000 | - |
Gạo Nàng Nhen | 28.000 | - |
Gạo thơm thái hạt dài | 20.000 - 22.000 | - |
Gạo thơm Jasmine | 17.000 - 18.000 | - |
Gạo Hương Lài | 22.000 | - |
Gạo trắng thông dụng | 17.500 | - |
Gạo Nàng Hoa | 21.500 | - |
Gạo Sóc thường | 18.000 - 18.500 | - |
Gạo Sóc Thái | 21.000 | - |
Gạo thơm Đài Loan | 21.000 | - |
Gạo Nhật | 22.500 | - |
Gạo nguyên liệu IR 504 Hè Thu | 10.250 - 10.350 | +50 |
Gạo thành phẩm IR 504 | 12.300 - 12.400 | - |
Giá cám khô | 5.900 - 6.000 | - |
Giá tấm OM 5451 | 9.000 - 9.100 | - |
Bảng giá lúa gạo trong nước mới nhất ngày 12/12/2024. Tổng hợp: Bàng Nghiêm
Trên thị trường xuất khẩu, giá gạo 100% tấm có mức 405 USD/tấn; gạo tiêu chuẩn 5% tấm thu mua với giá 513 USD/tấn. Còn giá gạo 25% tấm ở ngưỡng 480 USD/tấn.
Như vậy, giá lúa gạo hôm nay 12/12/2024 ít biến động so với hôm qua.
Đã đến lúc định hình lại việc xây dựng thương hiệu gạo Việt
Trong năm 2024, lần đầu tiên Việt Nam đạt được thành tựu xuất khẩu gạo lớn, với tổng khối lượng và giá trị 11 tháng đầu năm 2024 đạt gần 8,5 triệu tấn, tương đương 5,31 tỷ USD, tăng 10,6% về khối lượng và tăng 22,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2023.
Giá gạo xuất khẩu bình quân 11 tháng đầu năm 2024 ước đạt 627,9 USD/tấn, tăng 10,6% so với cùng kỳ năm 2023, cao nhất từ trước đến nay. Không những vậy, những năm gần đây, cơ cấu gạo của nước ta liên tục thay đổi theo hướng tăng tỷ trọng gạo chất lượng, giá trị cao và giảm loại gạo phẩm cấp thấp.
Với vị thế này, tại Hội thảo “Xây dựng thương hiệu quốc gia cho gạo Việt” do Bộ NN-PTNT phối hợp với UBND tỉnh Sóc Trăng và Báo Tuổi Trẻ tổ chức vào ngày 10/12, ông Lê Thanh Hòa, Phó Cục trưởng Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường, cho rằng, đã đến lúc phải định hình lại việc xây dựng thương hiệu.
Cụ thể, các doanh nghiệp phải tự khẳng định “bản sắc” của sản phẩm, chú trọng duy trì chất lượng ổn định, tạo được niềm tin cho người tiêu dùng, đó mới là xây dựng thương hiệu...