| Hotline: 0983.970.780

Giá trị tổng sản phẩm ngành nông nghiệp Tây Ninh đạt 19.998 tỷ đồng

Thứ Ba 15/02/2022 , 12:13 (GMT+7)

Mặc dù bị tác động bởi đại dịch Coivid-19, nhờ sự chủ động trong công tác quản lý điều hành của ngành, sản xuất nông nghiệp tỉnh Tây Ninh vẫn tăng trưởng dương.

Theo Sở NN-PTNT Tây Ninh, năm 2021 do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên tốc độ tăng trưởng của ngành chỉ duy trì ở mức khá. Giá trị tổng sản phẩm ngành ước đạt 19.998 tỷ đồng, đóp góp 22,12% cơ cấu GRDP của tỉnh, tăng 2,08%, đóng góp 0,52 điểm % vào mức tăng trưởng chung của tỉnh.

Người dân Tây Ninh ra đồng thu hoạch lúa sau dịch Covid-19. Ảnh: Trần Trung.

Người dân Tây Ninh ra đồng thu hoạch lúa sau dịch Covid-19. Ảnh: Trần Trung.

Ước tổng diện tích gieo trồng trên địa bàn tỉnh năm 2021 là 383.555 ha, vượt 1,6% so với kế hoạch, các cây trồng lúa, mãng cầu, nhãn, cao su... duy trì ổn định. Giá trị sản phẩm bình quân thu được trên 1 ha đất trồng trọt đạt 102 triệu đồng, tăng 2 triệu/ha so với năm 2020, đạt 100%  kế hoạch.

Về chăn nuôi, trong năm đã xảy ra một số bệnh dịch nguy hiểm như: bệnh viêm da nổi cục trâu, bò với tổng số trâu, bò bệnh là 16.316 con, số trâu, bò chết và tiêu hủy 1.911 con; bệnh dịch tả lợn châu Phi với 3.544 con bị chết và tiêu hủy; bệnh cúm gia cầm với 35 con bị chết và tiêu hủy. Nhìn chung, các dịch bệnh cơ bản đã được kiểm soát, xử lý tốt, không để lây lan thành dịch trên diện rộng. Nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh ổn định, ước đạt 574 ha, đạt 83,2% so kế hoạch, bằng 99% so với cùng kỳ.

Đoàn lãnh đạo Bộ NN-PTNT tham quan Nhà máy ấp trứng gia cầm Bel Gà Tây Ninh có tổng vốn đầu tư 200 tỷ đồng. Ảnh: Trần Trung.

Đoàn lãnh đạo Bộ NN-PTNT tham quan Nhà máy ấp trứng gia cầm Bel Gà Tây Ninh có tổng vốn đầu tư 200 tỷ đồng. Ảnh: Trần Trung.

Đến cuối năm 2021, trên địa bàn tỉnh có 27 sản phẩm được UBND tỉnh công nhận là sản phẩm OCOP, trong đó có 5 sản phẩm đạt chuẩn 4 sao và 22 sản phẩm đạt chuẩn 3 sao; 55/71 xã đạt chuẩn nông thôn mới, chiếm tỷ lệ 77,5%,  đạt 100% kế hoạch, bình quân mỗi xã đạt 17,8 tiêu chí, tăng thêm 0,8 tiêu chí. Trong đó có 8 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, chiếm 11,2% tổng số xã.

Theo ông Nguyễn Đình Xuân - Giám đốc Sở NN&PTNT Tây Ninh, đạt được kết quả nêu trên nhờ có sự tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành ngay từ đầu năm của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh với việc kịp thời hỗ trợ nông dân tiêu thụ sản phẩm, lưu thông vận chuyển, khôi phục sản xuất sau đại dịch. Sở đã triển khai nhiều giải pháp tiêu thụ nông sản như kết nối với các đơn vị, doanh nghiệp thu mua nông sản, đưa nông sản lên các sàn giao dịch thương mại điện tử để rút ngắn khoảng cách giữa sản xuất và tiêu dùng...

Nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Tây Ninh từng bước ổn định. Ảnh: Trần Trung.

Nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Tây Ninh từng bước ổn định. Ảnh: Trần Trung.

Khép lại năm 2021 với nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nhưng ngành nông nghiệp Tây Ninh vẫn đạt được một số thành công nhất định. Bước sang năm mới 2022, Tây Ninh sẽ tiếp tục đặt ra các giải pháp thích ứng an toàn, linh hoạt với dịch Covid-19, khẳng định vai trò ngành trong cơ cấu GRDP của tỉnh.

Hiện vụ Đông Xuân 2021-2022, Tỉnh Tây Ninh đã xuống giống được 38.327 ha, đạt 34,5% so kế hoạch và bằng 64,2% % so cùng kỳ, ít sâu bệnh. Tuy nhiên, giá vật tư nông nghiệp quá cao đã khiến nhiều nông dân lo lắng về chi phí đầu tư cao mà lại không được mùa, không được giá.  

Ðể giải quyết những vấn đề này, nhiều nông dân trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh việc áp dụng những thành tựu khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, chuyển từ phân bón hóa học sang phân bón hữu cơ, góp phần trong việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, tiến tới xây dựng một cơ cấu kinh tế hợp lý theo hướng tiếp tục phát triển mạnh nông nghiệp.

Sở NN&PTNT Tây Ninh khuyến cáo người dân chuyển đổi tập quán sản xuất hiện nay theo hướng canh tác an toàn, hạn chế sử dụng phân bón hóa học, chuyển sang sử dụng phân bón hữu cơ và bảo đảm nguyên tắc “4 đúng” trong sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Chăn nuôi tiếp tục chuyển dịch từ chăn nuôi nhỏ lẻ, không bảo đảm an toàn sinh học, hiệu quả thấp sang chăn nuôi trang trại quy mô lớn, bảo đảm an toàn sinh học.

“Ngành Nông nghiệp Tây Ninh đặt mục tiêu trong năm 2022 sẽ tập trung cơ cấu lại nông nghiệp gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và xây dựng nông thôn mới; tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị với các nhóm sản phẩm chủ lực của tỉnh; nhân rộng việc thực hiện cấp mã số vùng sản xuất, truy xuất nguồn gốc nông sản; kết nối nông nghiệp với công nghiệp chế biến, bảo quản và thị trường, xuất khẩu với chuỗi giá trị toàn cầu; nâng cao chất lượng, hiệu quả xây dựng nông thôn mới, cải thiện nhanh hơn đời sống của nông dân, góp phần xóa đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường…” ông Lê Đình Xuân, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Tây Ninh cho biết.

Xem thêm
Báo chí phải phản ánh hào khí và sức vươn lên của dân tộc

Kỷ nguyên mới đặt ra yêu cầu nhiệm vụ mới, cao hơn đối với báo chí cách mạng, đòi hỏi báo chí cũng phải phát triển tương xứng, vươn mình cùng dân tộc, xứng tầm nền báo chí chuyên nghiệp, nhân văn, hiện đại.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Đề xuất mức trợ cấp hưu trí xã hội hằng tháng là 500.000 đồng

Bộ LĐ-TB-XH đề xuất kể từ ngày 1/7, mức trợ cấp hưu trí xã hội là 500.000 đồng cho người từ đủ 75 tuổi trở lên không có lương hưu.

Trường Sơn: Hương tóc, hương rừng

Những ngày cuối năm, đồng bào PaKô, Vân Kiều thôn Trăng – Tà Puồng, mang a chói (gùi) sau lưng, lũ lượt vào rừng hái bồ kết đem về phơi khô, bán cho thương lái...