| Hotline: 0983.970.780

Giải mã bộ gen cây cao lương

Thứ Tư 11/11/2009 , 10:05 (GMT+7)

Thông báo về việc giải mã trình tự bộ gen cây cao lương là sự kiện quan trọng do Viện Nông nghiệp Nhiệt đới (ICRISAT) tiến hành từ nhiều năm nay. Trình tự của gen cây cao lương được công bố chính thức vào tháng 1-2009 trên tạp chí Nature.

Tập thể các nhà khoa học quốc tế đã báo cáo công trình quan trọng này do Dr.Andrew Paterson, Đại học Georgia (Mỹ) và Dr.C Tom Hash, chuyên gia chọn giống của ICRISAT cùng thực hiện. Cao lương là cây lương thực C4 đầu tiên được giải mã bộ gen. Cây lương thực đầu tiên có bộ gen được giải là cây lúa. Mía đường, bắp và kê ngọc cũng là cây hoà bản C4 có thể được hưởng lợi từ công trình này. Cây có chu trình quang hợp C4 biểu hiện nhiều lợi điểm hơn cây C3 trong lộ trình cố định carbon, đặc biệt trong điều kiện khô hạn và nhiệt độ cao.

Theo Dr William Dar, Tổng Giám đốc  ICRISAT, sự giải mã trình tự đầy đủ bộ gen cây cao lương, cây đầu tiên chống chịu khô hạn giỏi trong điều kiện nông nghiệp đất khô mở ra triển vọng lớn về giống cây trồng chịu hạn. “Trình tự bộ gen cao lương cho chúng ta những kiến thức về những gen chống chịu hạn tốt hơn khi so sánh với các loài cốc”. ICRISAT sẽ kết hợp kiến thức mới này với ứng dụng chỉ thị phân tử trong chọn giống, để chọn tạo được giống cao lương cải tiến và giống lai F1 có những tính trạng mong muốn, cải tiến tính chống chịu hạn, tính kháng bệnh.

Những gen ứng cử viên được phân lập liên quan đến tính chống chịu khô hạn hoặc kháng sâu hại có thể được áp dụng để hiểu rõ hơn những biến dị tự nhiên trong ngân hàng gen cao lương của ICRISAT, với khoảng 36.000 mẫu giống được sưu tập cho đến nay. Cao lương, cây chiến lược và là cây mang tính chất chuyên môn của ICRISAT, đứng vị trí quan trọng thứ 5 trong các loại cốc chống chịu hạn, là cây lương thực chủ lực của hơn 500 triệu người trên thế giới, ở 30 quốc gia thuộc vùng nhiệt đới bán sa mạc. Nó được trồng trên diện tích 42 triệu ha tại 98 quốc gia của châu Phi, châu Á, châu Đại Dương và châu Mỹ.

Xem thêm
‘Đòn bẩy’ nuôi gà thả đồi

Mô hình liên kết nuôi gà thịt gắn với tiêu thụ tại Hoài Ân là ‘đòn bẩy’ thúc đẩy chăn nuôi gà thả đồi giai đoạn 2022 - 2026 theo chính sách khuyến khích của Bình Định.

Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái

Hải Phòng Công hiện được nuôi làm cảnh tại nhiều khu du lịch sinh thái, do hằng ngày công tiếp xúc nhiều với khách du lịch nên công tác phòng chống dịch bệnh vô cùng quan trọng.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.