| Hotline: 0983.970.780

Giải mối lo trước vụ lúa đông xuân

Thứ Hai 07/11/2011 , 09:37 (GMT+7)

Thách thức lớn nhất là cho đến nay tình hình nước lũ vùng ĐBSCL còn cầm đồng, rút chậm.

Một cơ sở chuyên sản xuất kinh doanh lúa giống tại Trị Tôn

Bước qua đầu tháng 11/2011, thông tin đầy lạc quan về thị trường lúa gạo, lợi nhuận làm lúa đang ở mức cao. Lúc này lại đúng thời điểm chuẩn bị vào vụ đông xuân (ĐX) – vụ lúa chính ăn chắc, nông dân vùng ĐBSCL háo hức trông đợi.

Tuy nhiên, thách thức lớn nhất là cho đến nay tình hình nước lũ trong vùng còn cầm đồng, rút chậm. Bên cạnh đó nổi lên lo lắng nhất của một số địa phương có chân ruộng sâu, đặc biệt ở các tỉnh thượng nguồn như khu vực Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên đang chịu tác động nước lũ và vùng lúa thu đông (TĐ) bị thiệt hại đang lo thiếu giống. Đó là hai mặt ảnh hưởng lớn đến việc đảm bảo đúng lịch thời vụ gieo sạ lúa ĐX 2011-2012.

Cục Trồng trọt dự báo, nước lũ năm 2011 vẫn là mối lo ngại lớn trong việc tổ chức sản xuất vụ lúa ĐX. Ở một số vùng ngập lũ của các tỉnh đầu nguồn ước tính diện tích phải bơm tát để xuống giống kịp theo lịch thời vụ khoảng 400.000 ha. Trong khi đó thúc bách ở vùng hạ lưu trong những ngày này vẫn còn chịu ảnh hưởng bởi triều cường. Nếu xuống giống trễ sẽ bị xâm nhập mặn và khô hạn vào cuối vụ.

Nguồn nước tưới vào cuối vụ ĐX có thể gặp khó khăn do mặn xâm nhập đến sớm ở các tỉnh ven biển như Tiền Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang và Bến Tre với khoảng 600.000 ha, chiếm 40% diện tích toàn vùng. Hơn nữa vụ ĐX là vụ khởi đầu, sẽ quyết định thời vụ các vụ lúa còn lại trong năm. Mặt khác, tình hình cung ứng lúa giống cho vụ ĐX thường thiếu hụt, nhất là khả năng sản xuất giống trong vụ TĐ bị hạn chế.

Dự đoán tình hình thiếu giống cục bộ ở vùng ngập lũ có thể xảy ra là có thật. Mặc dù nông dân ở một số vùng làm lúa TĐ bị thiệt hại do vỡ đê vừa qua ở An Giang biết lo xa, chạy tìm mua giống lúa trước. Từ tháng 10, tức còn hơn một tháng nữa mới vào vụ ĐX nhưng tại các cơ sở bán lúa giống dọc theo quốc lộ 91, đoạn ngang qua khu vực Viện lúa ĐBSCL đã bán chạy. Các đại lý bán lúa giống ở An Giang cho biết một số giống lúa do hút hàng sắp hết giống.

Hiện giá lúa giống tăng 2.000-4.000 đồng/kg so cùng kỳ năm ngoái. Nhất là do nắm được tâm lý nông dân dùng giống cấp xác nhận ngày càng nhiều nên các giống lúa OM cấp xác nhận bán ra bình quân tới 14.000 đồng/kg, tăng 2.000 đồng/kg. Riêng 2 giống lúa Jasmine 85 và IR 50404 đang được nông dân trong vùng chọn canh tác nhiều nhất.

Tuy nhiên hiện nay theo các Sở NN-PTNT vùng ĐBSCL, hiện tượng thiếu giống không còn là vấn đề bức bách trên phạm vi rộng là do đa số nông dân có sự chuẩn bị và chủ động tốt thông qua hệ thống nhân giống lúa tại các địa phương hoặc nông dân tự trao đổi giống với nhau. Tình hình chung, sử dụng giống lúa cấp xác nhận nhiều tỉnh đạt hơn 30%.

Theo khuyến cáo, thời vụ xuống giống lúa ĐX ở ĐBSCL trong 2 tháng 11 và tháng 12. Các vùng chịu ảnh hưởng lũ bố trí thời vụ vào cuối tháng 11 sang tháng 12 là thời điểm lũ đang rút. Bên cạnh đó các địa phương cần căn cứ theo tình hình thủy văn trong khu vực và dự báo của Cục BVTV về rầy nâu di trú để xây dựng lịch xuống giống phù hợp trong từng địa bàn. Cục Trồng trọt đề nghị thời vụ xuống giống ĐX trong toàn vùng gồm 2 đợt chính. Đợt 1 từ ngày 5 đến 30/11/2011 xuống giống 700.000 ha; đợt 2 từ ngày 5 đến ngày 30/12/2011 xuống giống 600.000 ha.

Ông Đoàn Ngọc Phả, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT An Giang:

Vụ lúa thu đông vừa qua An Giang tuy bị thiệt hại hơn 5.400 ha nhưng sản lượng lúa cả năm ước tính vẫn đạt 3,8 triệu tấn, tăng 34.000 tấn so năm 2010. Về tình hình sản xuất cung ứng giống, An Giang hiện có 16.900 ha lúa sản xuất giống, với 208 hộ, 16 cơ sở tham gia sản xuất. Riêng Công ty CP BVTV An Giang đóng vai trò chủ lực trong sản xuất cung ứng giống của tỉnh.

Cục Trồng trọt đề xuất một số vùng xuống giống sớm trong tháng 10 hàng năm như vùng Nam Long An và huyện Đức Huệ (Long An); Cái Bè, Cai Lậy, Châu Thành (Tiền Giang); Trà Ôn, Vũng Liêm (Vĩnh Long); Chợ Lác, Châu Thành (Bến Tre); Kiên Lương, Hòn Đất, Châu Thành (Kiên Giang), Cái Răng, Thốt Nốt (Cần Thơ); Long Mỹ, Phụng Hiệp, Ngã Bảy (Hậu Giang); Mỹ Tú, Kế Sách, Thạnh Trị, Ngã Năm (Sóc Trăng); Hồng Dân Bạc Liêu) cần có kế hoạch theo dõi xuống giống đảm bảo các yêu cầu của lịch thời vụ.

Đối với một số vùng xuống giống chậm sau thời vụ chính như Mỹ Tho, Chợ Gạo, thị xã Gò Công (Tiền Giang); Châu Thành, Mỏ Cày, Giồng Trôm (Bến Tre); Kiên Lương, Hòn Đất, TP Rạch Giá, Châu Thành (Kiên Giang); Cầu Kè, Trà Cú, Tiểu Cần, Châu Thành (Trà Vinh) cần sắp xếp lại thời vụ tập trung, từng bước cải thiện thời vụ xuống giống lúa vào 2 đợt chính vụ.

Hiện nay trong tình hình nước lũ còn ngập đồng ở một số tỉnh, ông Nguyễn Văn Đồng, Giám đốc Sở NN-PTNT đề nghị Bộ NN-PTNT kiến nghị Chính phủ hỗ trợ chi phí cho nông dân bơm tát để đảm bảo xuống giống đúng thời vụ. Tuy nhiên, không phải hỗ trợ đại trà mà chỉ tập trung vùng nào bị ngập cần phải bơm tát.

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cao điểm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa xuân vào dịp nghỉ lễ 30/4

Theo Trung tâm BVTV phía Bắc, thời điểm phòng trừ tập trung sâu cuốn lá nhỏ từ 25/4 - 5/5. Sau khi phun lần 1, nếu mật độ còn cao tổ chức phun trừ lần 2.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm