| Hotline: 0983.970.780

Giải pháp canh tác lúa thông minh cho vùng đất nhiễm mặn ĐBSCL

Thứ Ba 21/09/2021 , 19:28 (GMT+7)

ĐBSCL Mô hình canh tác lúa thông minh vụ hè thu đã thu hoạch xong, năng suất bình quân cao hơn ngoài mô hình từ 100 - 300kg/ha, lợi nhuận tăng từ 1,6 – 3,4 đồng/ha.

Chương trình livestream tổng kết mô hình canh tác lúa thông minh vùng ĐBSCL với chủ đề: 'Giải pháp canh tác thông minh cho vùng đất nhiễm mặn ĐBSCL' vào chiều ngày 21/9. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Chương trình livestream tổng kết mô hình canh tác lúa thông minh vùng ĐBSCL với chủ đề: "Giải pháp canh tác thông minh cho vùng đất nhiễm mặn ĐBSCL" vào chiều ngày 21/9. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Chiều 21/9, Công ty CP Phân bón Bình Điền kết hợp với Trung tâm Khuyến nông 3 tỉnh Bến Tre, Bạc Liêu, Kiên Giang tổ chức tổng kết chương trình canh tác lúa thông minh vùng ĐBSCL với chủ đề “Giải pháp canh tác thông minh cho vùng đất nhiễm mặn ĐBSCL”.

Đến nay vụ lúa hè thu 2021 ở ĐBSCL đã bước vào cuối vụ thu hoạch. Trong đó, mô hình canh tác lúa thông minh đều đã thu hoạch xong, năng suất bình quân cao hơn ngoài mô hình từ 100 - 300kg/ha, lợi nhuận tăng từ 1,6 – 3,4 đồng/ha.

Theo đánh giá từ các tỉnh hầu hết đạt nhiều kết quả tốt, nông dân trong mô hình có nhiều thay đổi tích cực trong việc ứng dụng các giải pháp kỹ thuật canh tác hiệu quả vào sản xuất. Qua đó đã khẳng định mô hình canh tác lúa thông minh giúp tiết giảm chi phí sản xuất. Đáng kể nhất là chi phí giống, phân bón, quản lý dịch hại và thích ứng với biến đổi khí hậu. Bên cạnh yếu tố năng suất và hiệu quả kinh tế, hiệu ứng về mặt xã hội thông qua việc đào tạo kỹ thuật canh tác, xây dựng mối quan hệ hợp tác để nâng cao hiệu quả sản xuất tại các nông hộ, HTX cũng được các địa phương đánh giá rất cao.

Ông Lê Văn Dũng, Trưởng Phòng Thông tin và Chuyển giao kỹ thuật (Trung tâm Khuyến nông Kiên Giang) cho biết: Kiên Giang là tỉnh nằm ven biển hàng năm nông dân trồng lúa gặp không ít khó khăn do xâm nhập mặn vào cuối vụ đông xuân và đầu vụ hè thu. Hơn nữa, vùng đất này thiếu nước tưới và bị phèn gây khó khăn trong canh tác lúa.

Qua nhiều năm Kiên Giang tham gia chương trình canh tác lúa thông minh đã mang lại nhiều kết quả như mong muốn. Cụ thể, vụ lúa hè thu 2021 nông dân ở xã Sơn Bình, huyện Hòn Đất tham gia mô hình canh tác lúa thông minh lợi nhuận trên 18,7 triệu đồng/ha, cao hơn ruộng đối chứng 4,1 triệu đồng/ha.

Năng suất bình quân cao hơn ruộng ngoài mô hình từ 100 - 300kg/ha, lợi nhuận tăng từ 1,6 – 3,4 đồng/ha. (Ảnh chụp trước ngày 9/7/2021). Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Năng suất bình quân cao hơn ruộng ngoài mô hình từ 100 - 300kg/ha, lợi nhuận tăng từ 1,6 – 3,4 đồng/ha. (Ảnh chụp trước ngày 9/7/2021). Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Bên cạnh đó, chương trình canh tác lúa thông minh còn tạo cơ hội cho nông dân tham gia các buổi tập huấn về khoa học kỹ thuật trong canh tác lúa qua livestream, tiếp cận các nhà khoa học, được cung cấp thông tin, hướng dẫn ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất lúa đạt hiệu quả, tiếp cận được loại phân bón hiệu quả sử dụng trên vùng đất phèn.

Qua đó, đã góp phần thay đổi nhận thức của người nông dân về giảm mật độ gieo sạ trên vùng đất phèn mà năng suất vẫn đảm bảo. Bên cạnh đó giảm hàm lượng phân đạm, lân giúp lúa cứng cây, ít đổ ngã, ít sâu bệnh, hạn chế phun thuốc BVTV trong 40 ngày đầu, giúp giảm tác hại đến môi trường và sức khỏe cho con người.

Còn tại xã Phong Tân, thị xã Giá Rai (Bạc Liêu) vùng đất đất canh tác lúa luôn gặp khó khăn, nhưng nông dân nơi đây tham gia mô hình canh tác lúa thông minh trong vụ hè thu 2021 rất phấn khởi vì giúp giảm được lượng giống gieo sạ, phân bón, thuốc BVTV, chi phí làm đất, công lao động, thu hoạch… Ruộng trong mô hình năng suất cao hơn so với ruộng đối chứng 170 kg/ha, lợi nhuận cao nhất là 14,5 triệu đồng/ha ở ruộng mô hình.

Mô hình canh tác lúa thông minh trong vụ lúa hè thu 2021 tại huyện Hòn Đất - Kiên Giang. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Mô hình canh tác lúa thông minh trong vụ lúa hè thu 2021 tại huyện Hòn Đất - Kiên Giang. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ông Huỳnh Quốc Khởi, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bạc Liêu cho biết: Việc triển khai thực hiện mô hình là rất cần thiết và phù hợp với nhu cầu sản xuất thực tế của địa phương nhằm chuyển giao những tiến bộ khoa học kỹ thuật canh tác mới giúp bà con nông dân ứng phó và thích ứng với tình hình biến đổi khí hậu ngày một khắc nghiệt. Bên cạnh đó, mô hình góp phần giúp người dân dần thay đổi tập quán canh tác gieo sạ với mật độ hợp lý, sử dụng phân bón đúng, đủ về đa trung vi lượng giúp cây lúa chống chịu với điều kiện môi trường và ứng dụng cơ giới hóa vào sản xuất nhằm giảm chi phí.

Ông Ngô Văn Đông, Tổng Giám đốc Công ty CP Phân bón Bình Điền cho biết: Dịch Covid-19 gặp nhiều khó khăn đã ảnh hưởng rất lớn đến việc triển khai quá trình tập huấn kỹ thuật canh tác lúa thông minh đến bà con nông dân. Tuy có khó khăn nhưng Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Công ty CP Phân bón Bình Điền, các nhà khoa học và Trung tâm Khuyến nông các địa phương ĐBSCL cùng bà con nông dân đã nỗ lực rất lớn để kết nối tham gia thực hiện thành công mô hình canh tác lúa thông thắng lợi trong vụ hè thu năm 2021.

Nông dân xã Phong Tân, thị xã Giá Rai (Bạc Liêu) tham gia mô hình canh tác lúa thông minh trong vụ hè thu 2021 cho lợi nhuận 14,5 triệu đồng/ha. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Nông dân xã Phong Tân, thị xã Giá Rai (Bạc Liêu) tham gia mô hình canh tác lúa thông minh trong vụ hè thu 2021 cho lợi nhuận 14,5 triệu đồng/ha. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Qua kết quả tổng kết mô hình canh tác lúa thông minh ở 13 tỉnh thành ĐBSCL đều đạt kết quả tốt và đã chứng minh được về mặt năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế trong mô hình mang lại đều cao hơn so với canh tác lúa ngoài mô hình. Qua đó khẳng định đã đi đúng hướng và giúp cho bà con nông dân tăng hiệu quả kinh tế thông qua mô hình canh tác lúa thông minh.

Theo ông Đông, để tiếp bước thành công từ vụ hè thu 2021, các vụ lúa tiếp theo mong muốn bà con nông dân mạnh dạn áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong canh tác lúa cho những cánh đồng của mình.

Công ty CP Phân bón Bình Điền mong muốn rằng trong những năm tiếp theo giữa các đơn vị tham gia tổ chức cùng nỗ lực kết nối ứng dụng mạnh mẽ hơn về công nghệ 4.0 vào sản xuất nông nghiệp. Thông qua các phần mềm YouTube, Facebook, zalo…để truyền tải được nhiều giải pháp kỹ thuật thông minh. Qua đó nhằm hướng dẫn, tập huấn canh tác lúa đến bà con nông dân ở ĐBSCL hiểu và thích ứng sản xuất nông nghiệp hiệu quả trong điều kiện biến đổi khí hậu như hiện nay.

Xem thêm
‘Đòn bẩy’ nuôi gà thả đồi

Mô hình liên kết nuôi gà thịt gắn với tiêu thụ tại Hoài Ân là ‘đòn bẩy’ thúc đẩy chăn nuôi gà thả đồi giai đoạn 2022 - 2026 theo chính sách khuyến khích của Bình Định.

Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái

Hải Phòng Công hiện được nuôi làm cảnh tại nhiều khu du lịch sinh thái, do hằng ngày công tiếp xúc nhiều với khách du lịch nên công tác phòng chống dịch bệnh vô cùng quan trọng.

Dư địa lớn để Sơn La sản xuất nông nghiệp công nghệ cao

Với trên 210 nghìn ha trồng trọt, tỉnh Sơn La mới chỉ có hơn 51ha trồng rau trong nhà màng công nghệ cao, chiếm 0,02% tổng diện tích.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.