| Hotline: 0983.970.780

Giải pháp khôi phục lúa sau ngập úng

Thứ Ba 10/01/2023 , 07:38 (GMT+7)

PHÚ YÊN Đối với diện tích lúa đang giai đoạn đẻ nhánh bị ngập úng, nông dân cần áp dụng tối đa mọi khả năng, biện pháp để tiêu thoát nước càng nhanh càng tốt.

Theo Chi cục Trồng trọt và BVTV Phú Yên, từ ngày 30/12 đến ngày 8/1, do ảnh hưởng của khối không khí lạnh nên trên địa bàn xảy ra mưa kéo dài. Trong khi thời điểm này trùng với lịch thời vụ gieo sạ chung của tỉnh là từ ngày 20/12/2022 đến ngày 10/01/2023. Từ đó dẫn đến nhiều diện tích lúa đông xuân 2022-2023 không kịp tiêu thoát nước, gây ngập úng.

Những ngày qua tỉnh Phú Yên xảy ra mưa lớn nên nhiều diện tích lúa đông xuân bị ngập úng. Ảnh: KS.

Những ngày qua tỉnh Phú Yên xảy ra mưa lớn nên nhiều diện tích lúa đông xuân bị ngập úng. Ảnh: KS.

Theo đó, tính đến ngày 9/1, toàn tỉnh Phú Yên đã gieo sạ hơn 23.405 ha, hiện trong giai đoạn mạ và đẻ nhánh. Trong đó 4.051 ha lúa bị ngập úng, tập trung chủ yếu tại thị xã Đông Hòa khoảng 1.715 ha, huyện Tây Hòa 1.250 ha, TP Tuy Hòa 480 ha, Phú Hòa 402 ha…Bên cạnh đó, toàn tỉnh có 260 ha giống ngâm ủ chuẩn bị gieo sạ bị hư hại.

Trước tình hình trên, ông Nguyễn Văn Minh, Phó Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và BVTV Phú Yên cho biết, đơn vị đã có văn gửi các địa phương về việc hướng dẫn một số giải pháp khôi phục sản xuất lúa vụ đông xuân 2022-2023 sau ngập úng.

Theo đó, đối với diện tích lúa đang giai đoạn đẻ nhánh, các địa phương cần hướng dẫn nông dân áp dụng tối đa mọi khả năng, biện pháp kể cả biện pháp thủ công để tiêu nước càng nhanh càng tốt.

Toàn tỉnh Phú Yên hiện có trên 4.000 ha lúa bị ngập. Ảnh: KS.

Toàn tỉnh Phú Yên hiện có trên 4.000 ha lúa bị ngập. Ảnh: KS.

Rửa bùn bộ lá (nếu không có mưa xói bùn) và hạn chế ngộ độc hữu cơ bằng cách phun chế phẩm có chứa nấm Trichoderma vì nhóm nấm này trực tiếp phân hủy nhanh các chất hữu cơ có trong đất; kích thích ra rễ đối với cây lúa bằng việc bón thêm từ 140-200 kg Super lân/ha; đồng thời giảm lượng phân đạm khoảng 10-20% trong giai đoạn lúa đẻ nhánh và làm đòng. Các địa phương cần kiểm tra và thực hiện các biện pháp quản lý, phòng trừ ốc bươu vàng, bọ trĩ gây hại.

Đối với diện tích lúa mới gieo sạ, sau khi nước rút, các địa phương cần tiến hành kiểm tra tỷ lệ thiệt hại để sạ lại hoặc sạ bổ sung giống đảm bảo mật độ thích hợp. Tuy nhiên lưu ý khi sạ lại nên ưu tiên sử dụng các giống lúa ngắn ngày nhằm đảm bảo lịch thời vụ, hạn chế ảnh hưởng bất lợi của điều kiện thời tiết.

Bên cạnh đó, để hạn chế ngộ độc hữu cơ và kích thích ra rễ đối với cây lúa, nông dân cần bón thúc thúc đợt 1 sớm hơn (trước 10 ngày sau sạ) và kết hợp bón thêm từ 140-200 kg Super lân/ha. Cũng như tiến hành phòng trừ ốc bươu vàng gây hại và giảm lượng phân đạm khoảng 10 - 20% trong giai đoạn lúa đẻ nhánh, làm đòng.

Còn đối với diện tích lúa chưa gieo sạ, các địa phương tranh thủ nước rút tới đâu tiến hành vệ sinh đồng ruộng và tiến hành gieo sạ tới đó, đảm bảo thu hoạch trước ngày 30/4/2023.

Xứ đồng Phú Hòa, xã Hòa Hiệp Trung, huyện Đông Hòa bị ngập trong biển nước. Ảnh: KS.

Xứ đồng Phú Hòa, xã Hòa Hiệp Trung, huyện Đông Hòa bị ngập trong biển nước. Ảnh: KS.

Các giống lúa gieo sạ cực ngắn ngày, ngắn ngày, sử dụng giống tiêu chuẩn, đảm bảo chất lượng. Để hạn chế ngộ độc hưu cơ cần cày sâu, làm đất kỹ, bón lót vôi bột và lân. Trong quá trình sản xuất nên giảm lượng phân đạm khoảng 10 - 20% trong giai đoạn lúa đẻ nhánh và làm đòng (tốt nhất là sử dụng bảng so màu lá lúa).

Đối với diện tích rau màu bị ảnh hưởng ít, các địa phương hướng dẫn nông dân chăm sóc để phục hồi bộ rễ và hạn chế các bệnh héo xanh vi khuẩn, lở cổ rễ… bằng các biện pháp như: vệ sinh đồng ruộng, loại bỏ cây bị héo, bị gãy. Nếu có điều kiện thì tủ thêm đất bột vào gốc để cây ra rễ mới; riêng các loại bí để nguyên hiện trạng, hạn chế tác động vào gốc rễ của cây.

Ngoài ra, bà con pha phân lân loãng, có thể pha thêm các chế phẩm sinh học tưới vào gốc để cây nhanh phục hồi và khích thích ra rễ. Do bộ rễ cây còn yếu, cần cung cấp bổ sung dinh dưỡng bằng bón phân qua lá, như các chế phẩm kích thích sinh trưởng, phân vi lượng… theo hướng dẫn trên bao bì. Sau khi cây đã phục hồi cần vun xới để đất khô ráo; kết hợp tưới phân loãng; nồng độ phân tăng dần theo sự phục hồi của cây.

Trước tình hình lúa bị ngập úng và hư hại giống ngày 9/1, Sở NN-PTNT đã có văn bản đề nghị UBND tỉnh xem xét, ban hành công văn chỉ đạo việc hỗ trợ giống lúa nhằm kịp thời khôi phục sản xuất vụ đông xuân 2022 – 2023. Trong đó, trước mắt sử dụng nguồn dự phòng chi ngân sách của các huyện, thị xã, thành phố để mua lúa giống khẩn trương hỗ trợ người dân bị thiệt hại khôi phục sản xuất.

Xem thêm
‘Đòn bẩy’ nuôi gà thả đồi

Mô hình liên kết nuôi gà thịt gắn với tiêu thụ tại Hoài Ân là ‘đòn bẩy’ thúc đẩy chăn nuôi gà thả đồi giai đoạn 2022 - 2026 theo chính sách khuyến khích của Bình Định.

Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái

Hải Phòng Công hiện được nuôi làm cảnh tại nhiều khu du lịch sinh thái, do hằng ngày công tiếp xúc nhiều với khách du lịch nên công tác phòng chống dịch bệnh vô cùng quan trọng.

Dư địa lớn để Sơn La sản xuất nông nghiệp công nghệ cao

Với trên 210 nghìn ha trồng trọt, tỉnh Sơn La mới chỉ có hơn 51ha trồng rau trong nhà màng công nghệ cao, chiếm 0,02% tổng diện tích.