| Hotline: 0983.970.780

Giải pháp phát triển nông nghiệp theo chuỗi

Thứ Sáu 07/06/2019 , 15:55 (GMT+7)

Sáng 7/6, tại TP Vị Thanh, UBND tỉnh Hậu Giang phối hợp với Hiệp hội Trang trại và Doanh nghiệp Nông nghiệp Việt Nam (VFAEA) tổ chức hội thảo giải pháp phát triển mô hình nông nghiệp theo chuỗi, gắn với truy xuất nguồn gốc nông sản.

 

Nông dân dùng điện thoại truy xuất nguồn gốc nông sản trưng bày tại hội thảo

PGS.TS Mai Thành Phụng, Phó Chủ tịch VFAEA, đã nêu lên cách thành tựu của ngành Nông nghiệp vùng ĐBSCL, hàng năm đóng góp khoảng 27% GDP của cả nước, sản xuất hơn 50% tổng sản lượng lương thực, đóng góp hơn 90% lượng gao xuất khẩu. Kết quả đó là nhờ nông dân tiếp cận và ứng dụng KHKT vào sản xuất, liên kết “4 nhà”, xây dựng cánh đồng lớn…

Đồng thời cũng chỉ ra những mặt còn hạn chế trong cơ chế, chính sách, những yếu kém nội tại trong quá trình thực hiện mối liên kết “4 nhà” nên hiệu quả chưa như mong muốn.

Theo PGS.TS Mai Thành Phụng, trong bối cảnh hiện nay, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị là yêu cầu tất yếu, góp phần nâng cao giá trị và là hướng đi bền vững.

Lý giải vì sao phải sản xuất theo chuỗi và phải truy xuất nguồn gốc, TS. Trần Quốc Nhân, Khoa Nông nghiệp Nông thôn, Trường Đại học Cần Thơ, khẳng định trước hết là do yêu cầu thị trường, nhất là thị trường quốc tế. Nếu hàng hóa không đồng nhất, không đủ số lượng lớn và không truy xuất được nguồn gốc thì các nước nhập khẩu sẽ từ chối, không mua.

Hơn nữa, việc sản xuất theo hợp đồng còn giúp nông dân tiếp cận được kỹ thuật, được nguồn vốn, còn doanh nghiệp thì phát triển được vùng nguyên liệu phục vụ chế biến, xuất khẩu.

Còn theo PGS.TS Dương Hoa Xô, Giám đốc Trung tâm Công nghệ sinh học TP. Hồ Chí Minh, sản xuất nông nghiệp ảnh hưởng rất nhiều yếu tố, từ giống, quy trình canh tác đến thời tiết, khí hậu… Do đó, mặt hàng nông sản rất khó đồng nhất, chất lượng sẽ khác nhau nếu sản xuất ở những nơi khác nhau. Nên người tiêu dùng cần truy xuất được nguồn gốc để biết rõ món hàng mình sẽ mua, sẽ ăn.

Tuy nhiên, truy xuất nguồn gốc không thể làm cho từng hộ, mà chỉ có thể làm  cho một vùng sản xuất. Vì vậy, nông dân cần phải thay đổi quy trình sản xuất, liên kết sản xuất, làm theo chuỗi…

Xem thêm
Yêu cầu giới hạn định lượng thuốc nhuộm Sudan cho ớt xuất khẩu Đài Loan

Cùng với Trung Quốc, Thái Lan và Thổ Nhĩ Kỳ, doanh nghiệp Việt Nam phải cung cấp báo cáo thử nghiệm về thuốc nhuộm Sudan, kèm ghi chú phương pháp thử, đơn vị thử nghiệm.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Bức tranh 'Chiến dịch Điện Biên Phủ' nhiều kỷ lục đến với người dân Thủ đô

Đây là bức tranh toàn cảnh đầu tiên tại Việt Nam, có quy mô lớn nhất Đông Nam Á với 4 trường đoạn tái hiện lịch sử hào hùng, bi tráng của dân tộc.

Những gương mặt 'vàng' trong danh sách trả nợ trái phiếu doanh nghiệp bất động sản

Năm 2024, hơn 90 doanh nghiệp bất động sản có trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn với tổng nợ vay gần 100.000 tỷ đồng. Trong đó, nhiều 'ông lớn' có nợ tới hàng nghìn tỷ.