| Hotline: 0983.970.780

Giải pháp sản xuất nông nghiệp thông minh trong canh tác lúa

Thứ Hai 03/02/2020 , 07:10 (GMT+7)

Năm 2020 được xem là năm có nhiều dự báo bất thường và khó khăn của tình hình hạn mặn có thể gây bất lợi cho ngành nông nghiệp.

26b76b4b-2e1-4d10-be5-9d229df8939-1883-000000130bfd6be091708394

Thời điểm này, việc thực hành nông nghiệp thông minh bằng những giải pháp canh tác khoa học, kết hợp linh hoạt giữa tiến bộ kỹ thuật với kinh nghiệm canh tác và thổ nhưỡng, khí hậu từng vùng sẽ là cách giúp nhà nông ứng phó với điều kiện bất thường của thời tiết.

Là đơn vị đi đầu trong việc chủ động phối hợp với các ngành chức năng, cụ thể như Trung tâm Khuyến nông Quốc gia và tỉnh thành, Công ty CP Phân bón Bình Điền, cùng với Hội đồng Khoa học của công ty đã luôn tìm tòi, nghiên cứu ra các gói kỹ thuật canh tác phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng ở từng địa phương trong bối cảnh ảnh hưởng của tình hình biến đổi khí hậu để chuyển giao đến bà con nông dân cả nước.

Tại ĐBSCL, từ năm 2016, gói kỹ thuật canh tác lúa thông minh do Bình Điền phối hợp Trung tâm Khuyến nông Quốc gia và Trung tâm Khuyến nông 13 tỉnh, thành vùng ĐBSCL thực hiện đã giúp bà con vượt qua cái khó, khắc nghiệt của hạn hán, xâm nhập mặn do ảnh hưởng tình hình biến đổi khí hậu, thay đổi tập quán canh tác lạc hậu bằng cách làm thông minh để đạt hiệu quả năng suất cao vượt trội, đồng thời giảm phát thải khí nhà kính, bảo vệ môi trường.

Mặc dù khái niệm “Nông nghiệp thông minh” đang ngày càng quen thuộc với nhà nông, nhưng nhiều bà con vẫn còn mông lung khi nhắc đến “Nông nghiệp thông minh”. Vậy sản xuất nông nghiệp thông minh là gì và bao gồm các yếu tố nào?

Thông minh với thị trường: Nắm rõ diễn biến của thị trường với phương châm “sản xuất ra sản phẩm thị trường cần, không sản xuất cái gì mình muốn”.

Thông minh với đất, nước, khí hậu của vùng sản xuất: Cần hiểu rõ thổ nhưỡng, nguồn nước, thời tiết của vùng sản xuất để lựa chọn giống phù hợp, áp dụng đúng kỹ thuật canh tác, có các quy trình canh tác, luân canh hợp lý.

Thông minh với khoa học công nghệ: Nắm bắt tiến bộ khoa học kỹ thuật mới và hiệu quả nhất để áp dụng đồng bộ vào thực tế sản xuất.

Vụ Hè Thu năm 2019, Bình Điền phối hợp với Trung tâm Khuyến nông tỉnh Kiên Giang cùng với huyện Hòn Đất và Gò Quao thực hiện mô hình canh tác lúa thông minh trên vùng đất phèn mặn thích ứng với biến đổi khí hậu.

Ngoài các yếu tố kỹ thuật “1 phải và 6 giảm” còn có thêm ứng dụng công nghệ điện toán đám mây, thiết bị internet của vạn vật (Internet of Things) để quản lý và phân phối nước trong canh tác lúa tại mô hình. Giải pháp kết hợp thông số quan trắc mực nước, ống canh tác ướt khô xen kẽ (AWD TUBE) và trạm điều khiển bơm sẽ giúp người nông dân cung cấp nước ngọt vào ruộng đúng lúc, đúng thời điểm và tự động hóa.

Sau khi áp dụng, năng suất điểm trình diễn trung bình đạt 6,9 tấn/ha, cao hơn điểm đối chứng từ 500kg/ha. Mô hình đã giảm được phân bón, thuốc nông dược và giảm ít nhất từ 1 – 2 lần phun thuốc trừ sâu rầy và thuốc bệnh. Tổng cộng giảm chi phí được 5.563.000 đồng/ha.

Giá thành bình quân 2.397 đồng/kg, giảm rất đáng kể so với đối chứng (đối chứng giá thành 3.063 đồng/kg). Lợi nhuận tăng so đối chứng là trên 5 triệu đồng/ha (mô hình 17.958.000 đồng/ha, đối chứng 12.395.000 đồng/ha).

Trong bối cảnh hiện nay, sản xuất nông nghiệp thông minh không chỉ đảm bảo tăng thu nhập cho người sản xuất mà còn phải góp phần bảo vệ nguồn tài nguyên, cải thiện môi trường theo hướng “sản xuất nhiều hơn” với đầu tư ít hơn để góp phần tạo nên một nền “nông nghiệp thịnh vượng, nông dân giàu có và nông thôn văn minh”.

Với nông dân, những người trực tiếp sản xuất trên đồng ruộng, việc sản xuất thông minh, chính là liên kết, tiếp thu, áp dụng các qui trình kỹ thuật canh tác tiến bộ, sản xuất theo hướng thị trường cần, và hợp lí. Nắm rõ đặc điểm vùng miền, tình hình biến đổi khí hậu để có những hướng canh tác hợp lí, và thích ứng.

Đồng thời cần áp dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật trong canh tác để đạt năng suất, chất lượng cao nhất. Quan trọng hơn là cần phải liên kết sản xuất với sản xuất, liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ để đảm bảo hiệu quả bền vững.

(Thành viên Hội đồng Khoa học, Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền)

    Tags:
Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm