| Hotline: 0983.970.780

Giảm 'dấu chân carbon', bảo vệ môi trường trong nuôi trồng thủy sản ĐBSCL

Thứ Sáu 22/03/2024 , 09:30 (GMT+7)

IDH hợp tác với các đối tác xây dựng lộ trình giảm 'dấu chân carbon', bảo vệ môi trường cho chuỗi cung ứng tôm và cá tra ở Đồng bằng sông Cửu Long.

Bài liên quan

Vùng ĐBSCL với diện tích vùng biển đặc quyền kinh tế, điều kiện giao thoa mặn, nợ, ngọt, đã tạo nên một vùng sinh thái đặc thù, hiếm thấy trên thế giới, rất thuận lợi cho phát triển sản xuất thủy sản.

Theo Quyết định số 3550/QĐ-BNN-TT ngày 12/8/2021 của Bộ NN-PTNT về Đề án phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững vùng ĐBSCL, thì đến năm 2023, cả vùng ĐBSCL phấn đấu đến năm 2030 diện tích nuôi trồng thủy sản đạt trên 990.000 ha. Trong đó, tôm nước lợ đạt 720.000 ha; cá tra đạt 7.447 ha; tôm càng xanh đạt 50.000 ha; cá rô phi đạt 6.350 ha và 1.260.000 m3 lồng bè. Sản lượng nuôi trồng thủy  sản đạt trên 4.800.000 tấn.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, vùng ĐBSCL có nhiều tiềm năng để tái cấu trúc các chuỗi sản xuất cung ứng tôm tự nhiên với giá trị cao. Bên cạnh việc tăng cường liên kết hợp tác giữa các hộ nông dân, tổ hợp tác, HTX, doanh nghiệp và chính quyền địa phương để tạo ra các dòng sản phẩm tôm hữu cơ, tôm sinh thái có thương hiệu của vùng ĐBSCL, thì việc đáp ứng được truy xuất nguồn gốc, hay giảm dấu chân carbon cũng là một trong những giải pháp để ngành tôm phát triển bền vững trong tương lai, đáp ứng các điều kiện của chuỗi cung ứng tiêu dùng trong nước và xuất khẩu sang nhiều thị trường khó tính.

Đặc biệt, khi Việt Nam tham gia vào các cam kết quốc tế về biến đổi khí hậu như cam kết phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050; Giảm phát thải khí mê-tan 30% so với năm 2020 thì việc giảm “dấu chân carbon” cho ngành tôm là giải pháp nâng cao giá trị xuất khẩu, hướng đến phát triển bền vững và có trách nhiệm.

Sản xuất thủy sản bền vững có thể cung cấp thực phẩm lành mạnh, chất lượng cao hạn chế tác động môi trường đồng thời tạo ra việc làm và phát triển kinh tế.

Ngày 19/3, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan có buổi làm việc với Bộ trưởng Chính sách Tự nhiên và Nitơ (Bộ Nông nghiệp, Thiên nhiên và Chất lượng Thực phẩm Hà Lan) Christianne van der Wal về các giải pháp nhằm biến ĐBSCL trở thành trung tâm trong khu vực song vẫn đảm bảo về vấn đề sinh thái, đa dạng sinh học và môi trường.

Để đưa ra các giải pháp nhằm hỗ trợ Việt Nam phát triển vùng ĐBSCL, ngày 21/3, sự kiện Việt Nam: Diễn đàn kinh doanh Đồng bằng sông Cửu Long diễn ra thu hút hơn 300 đại biểu trong nước và quốc tế. Trong đó, các chuyên gia, doanh nghiệp Hà Lan đã đưa ra nhiều giải pháp giúp phát triển chuỗi cung ứng trong ngành thủy sản tại ĐBSCL. 

Bên lề sự kiện, ông Nguyễn Bá Thông, Quản lý chương trình Nuôi trồng Thủy sản của IDH Việt Nam đã chia sẻ về những sáng kiến nhằm hướng tới cắt giảm lượng khí thải carbon của chuỗi cung ứng tôm và cá tra ở Đồng bằng sông Cửu Long cũng như đề xuất về các cơ hội hợp tác tiềm năng giữa hai nước.

Theo ông Nguyễn Bá Thông, Việt Nam thuộc nhóm các nhà sản xuất thủy sản lớn toàn cầu (đứng đầu thế giới về sản xuất cá tra, tôm sú; đứng thứ 3 thế giới về xuất khẩu thủy sản; đứng thứ 4 thế giới về sản xuất nuôi trồng thủy sản. Việt Nam cũng là nhà cung cấp thủy sản lớn thứ 2 vào Châu Âu trong đó Hà Lan là thị trường Châu Âu nhập khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam).

Tuy nhiên, người nuôi trồng thủy sản Việt Nam hiện chưa có những khuyến khích để sản xuất theo cách có lợi, thân thiện với môi trường.

IDH Việt Nam chia sẻ với các đại biểu tại Diễn đàn doanh nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long về những sáng kiến nhằm hướng tới giảm 'dấu chân carbon' trong chuỗi cung ứng tôm và cá tra vùng ĐBSCL.

IDH Việt Nam chia sẻ với các đại biểu tại Diễn đàn doanh nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long về những sáng kiến nhằm hướng tới giảm "dấu chân carbon" trong chuỗi cung ứng tôm và cá tra vùng ĐBSCL.

Tại Việt Nam, liên kết chuỗi cung ứng là yếu tố then chốt nhằm có được những can thiệp khả thi cho các tác nhân trong chuỗi để thay đổi thực hành sản xuất kinh doanh của họ.

Bài liên quan

Tổ chức Sáng kiến Thương mại bền vững (IDH) hợp tác với các đối tác trong việc xây dựng lộ trình giảm phát thải môi trường và công cụ Đánh giá Vòng đời (LCA) nhằm tính toán dấu chân môi trường của các sản phẩm nuôi trồng thủy sản từ lúc đầu vào cho đến mắt xích bán lẻ.

Trên cơ sở đó, chuỗi cung ứng có thể xác định các điểm nóng quan trọng về dấu chân môi trường nhằm triển khai các biện pháp can thiệp khả thi và thúc đẩy xây dựng quan hệ đối tác giữa các bên liên quan.

Hiện nay, các chuỗi cung ứng sản phẩm nuôi trồng thủy sản toàn cầu đang tìm cách giảm tác động, phát thải môi trường và IDH đang thúc đẩy hợp tác, hỗ trợ họ trong quá trình chuyển đổi này.

Tại Việt Nam, IDH ưu tiên hỗ trợ giảm phát thải môi trường cho chuỗi cung ứng tôm và cá tra ở Đồng bằng sông Cửu Long.

“Các điểm nóng về phát thải môi trường trong chuỗi nuôi trồng thủy sản có tác động tiêu cực đến môi trường ở mức cao nhất hiện có thể được xác định trong chuỗi cung ứng dựa vào công cụ Đánh giá vòng đời (LCA), làm cơ sở cho việc xây dựng các tác động ưu tiên để giảm phát thải cho toàn chuỗi.

Bằng cách cùng nhau giải quyết vấn đề này trong chuỗi cung ứng, chúng ta không chỉ có thể giảm thiểu tác động đến môi trường mà còn hỗ trợ việc tăng cường khả năng chống chịu, thích ứng của nông dân nuôi trồng thủy sản trước biến đổi khí hậu", ông Nguyễn Bá Thông, Quản lý chương trình Nuôi trồng Thủy sản của IDH Việt Nam chia sẻ.

Hiện nhiều tỉnh vùng ĐBSCL như Cà Mau, Kiên Giang, Bến Tre... có nhiều cơ sở kinh doanh, hợp tác xã quy mô nhỏ và vừa có vùng nuôi tôm dựa vào tự nhiên, cho ra các sản phẩm tôm rừng, tôm lúa, tôm sạch nhưng chưa được tập trung quản lý và chứng nhận đúng với giá trị chất lượng tương xứng. 

Cà Mau có trên 80.000 ha rừng ngập mặn, trong đó có 30.000 ha nuôi tôm dưới tán rừng, nhưng chỉ có 14.000 ha được chứng nhận nuôi tôm sinh thái. 

Xem thêm
Nuôi cá chim vây vàng VietGAP 6 tháng, năng suất đạt 10,8 tấn/ha

Hà Tĩnh Sau 6 tháng thả nuôi, cá chim vây vàng đạt trọng lượng trung bình 0,6 kg/con, năng suất bình quân 10,8 tấn/ha, giá bán từ 130.000 - 140.000 đồng/kg.

Hiện đại hóa ngành thủy sản góp phần chống khai thác IUU

THANH HÓA Việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật giúp nâng cao hiệu quả khai thác và bảo quản thủy sản trên tàu cá, góp phần tăng sản lượng, giảm tổn thất.

Điểm mặt rào cản chuyển đổi xanh trong chế biến tôm đông lạnh

Lượng phát thải trên mỗi kg tôm ở những cơ sở chế biến quy mô nhỏ sẽ nhiều hơn so với những cơ sở quy mô lớn.

Hợp tác xã làm 'bà đỡ' cho ngư dân

QUẢNG BÌNH Qua 6 năm hoạt động, Hợp tác xã Vương Đoàn đã trở thành 'bà đỡ' cho hàng trăm tàu cá của bà con ngư dân.