| Hotline: 0983.970.780

Giảm nghèo bằng cách 'cho không' sang 'cho vay'

Thứ Hai 20/11/2023 , 18:01 (GMT+7)

Mọi người dân Quảng Ninh đều được hưởng thành quả phát triển, tăng trưởng bao trùm, không để ai bị bỏ lại phía sau.

Từ đầu nhiệm kỳ 2020 - 2025, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh đã đặt ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, thu nhập bình quân đầu người vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo của tỉnh tăng tối thiểu 2 lần so với năm 2020; tỷ lệ hộ nghèo giảm trung bình 3%/năm; không còn nhà ở tạm, nhà dột nát; cơ bản giải quyết dứt điểm nhu cầu cấp thiết về nhà ở, đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, khó khăn.

Để sớm đưa nghị quyết vào cuộc sống, HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết 16/2021/NQ-HĐND phê duyệt chương trình tổng thể phát triển bền vững kinh tế - xã hội gắn với bảo đảm vững chắc quốc phòng - an ninh ở các xã, thôn, bản vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, với tổng mức đầu tư dự kiến 4.000 tỷ đồng.

Các nghệ nhân dạy nghề thêu may trang phục truyền thống tại Nhà sinh hoạt cộng đồng người Dao Thanh Y, xã Bằng Cả, TP Hạ Long.

Các nghệ nhân dạy nghề thêu may trang phục truyền thống tại Nhà sinh hoạt cộng đồng người Dao Thanh Y, xã Bằng Cả, TP Hạ Long.

Để giảm nghèo bền vững, tỉnh Quảng Ninh xác định, nếu không có nguồn lực đủ mạnh thì vòng luẩn quẩn giữa thoát nghèo và tái nghèo còn tiếp diễn, khi tâm lý trông chờ, ỷ lại của người dân vẫn còn "bám rễ" trong cách nghĩ, cách làm.

Do đó, tỉnh kiên trì với phương châm chuyển từ "cho không" sang "cho vay" tạo nguồn lực cho người dân phát triển sản xuất, loại bỏ tư tưởng trông chờ, ỷ lại, nâng cao ý thức của nhân dân trong việc sử dụng vốn. Từ năm 2021 đến nay, tỉnh bố trí 240 tỷ đồng từ ngân sách ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện cho vay tại 65 xã, thị trấn vùng dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo.

Toàn tỉnh đã có 3.475 lượt người dân tại các xã, thôn, bản vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo vay vốn với số tiền 258,5 tỷ đồng để phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, tăng thu nhập. Qua đó, tổng nguồn ủy thác tại địa phương đến nay đạt 1.025 tỷ đồng, đưa Quảng Ninh là địa phương tốp đầu cả nước về nguồn vốn ủy thác. Con số này đã thể hiện sự quan tâm của tỉnh trong việc tạo lập nguồn vốn giúp người dân phát triển sản xuất.

Ông Nịnh Văn Toàn (thôn Tân Tiến, xã Tân Bình, huyện Đầm Hà) chia sẻ: "Gia đình tôi trồng cam V2 từ nhiều năm nay. Với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp, cùng kỹ thuật chăm sóc đúng cách, vườn cam của tôi thường xuyên được mùa, sản lượng quả đạt 8 - 9 tấn/ha, sau khi trừ chi phí, cho lợi nhuận khoảng 60 triệu đồng/năm. Để phát triển sản xuất, tôi dự định mở rộng thêm 1ha. Đang trong lúc vướng mắc vì thiếu vốn, tôi được Hội Nông dân huyện và Ngân hàng Chính sách xã hội tạo điều kiện cho vay 100 triệu đồng từ nguồn vốn tín dụng ưu đãi. Bằng nguồn vốn vay này, tôi đã mua thêm giống, phân bón, cải tạo đất trồng cam. Chỉ ít năm nữa, vườn cam của gia đình chắc chắn sẽ cho lợi nhuận tăng gấp đôi".

Được Ngân hàng Chính sách xã hội cho vay vốn, gia đình ông Nguyễn Văn Thắng và bà Phạm Thị Thơ ở xã Đông Hà, huyện Tiên Yên có tiền đầu tư nuôi dê, bò để giảm nghèo, phát triển kinh tế.

Được Ngân hàng Chính sách xã hội cho vay vốn, gia đình ông Nguyễn Văn Thắng và bà Phạm Thị Thơ ở xã Đông Hà, huyện Tiên Yên có tiền đầu tư nuôi dê, bò để giảm nghèo, phát triển kinh tế.

Với nhiều cách làm quyết liệt, hiệu quả, phù hợp, đến hết năm 2022, tỉnh Quảng Ninh còn 258 hộ nghèo, chiếm 0,067%; 2.454 hộ cận nghèo, chiếm 0,635% tổng số hộ dân toàn tỉnh. Quảng Ninh hoàn thành trước 3 năm chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025. Tỉnh cũng không có huyện nghèo, xã nghèo; riêng thành phố Hạ Long không còn hộ nghèo, hộ cận nghèo; thị xã Quảng Yên, huyện Vân Đồn, huyện Cô Tô không còn hộ nghèo; 9/13 địa phương tỷ lệ hộ nghèo dưới 1%.

Với kết quả này, Quảng Ninh đã hoàn thành chương trình mục tiêu giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 theo tiêu chí quốc gia trước 3 năm để chuyển sang giai đoạn giảm nghèo mới theo tiêu chí riêng của tỉnh.

Bộ trưởng - Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh nhận định: "Quảng Ninh đã có nhiều cách làm sáng tạo, cụ thể, năng động và quyết tâm quyết liệt; không phải địa phương nào cũng triển khai đồng bộ, thống nhất nhiều biện pháp như Quảng Ninh. Nguồn ngân sách xã hội và huy động từ các nguồn khác chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn đầu tư ở tất cả các chương trình mục tiêu quốc gia. Với những cách làm sáng tạo, quyết liệt, Quảng Ninh đã trở thành điểm sáng nhất cả nước về giảm nghèo, mang về cho vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số những giá trị mới, nâng cao đời sống và thu nhập cho người dân".

Không dừng ở kết quả này, Quảng Ninh quyết định nâng chuẩn nghèo đa chiều của tỉnh. Tại kỳ họp thứ 13, HĐND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã thông qua Nghị quyết quy định chuẩn nghèo đa chiều áp dụng cho hộ gia đình thường trú trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2023 - 2025. Theo đó, quy định mức chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2023 - 2025 riêng của tỉnh Quảng Ninh cao hơn chuẩn nghèo Trung ương nhằm mở rộng đối tượng thụ hưởng chính sách. Theo tính toán, với mức chuẩn nghèo riêng của tỉnh sẽ có khoảng 1.400 hộ nghèo, 5.200 hộ cận nghèo được hưởng chính sách hỗ trợ giảm nghèo và tỉnh sẽ dành ra hơn 255 tỷ đồng từ ngân sách tỉnh.

Hiện tỉnh đang triển khai các chính hỗ trợ các hộ này giảm nghèo, vươn lên làm giàu, thực hiện mục tiêu nâng cao đời sống nhân dân. Trong đó, đã hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát cho các hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn trong dịp Quốc khánh 2/9 vừa qua.

Xem thêm
Ông Đinh Thế Huynh nhận huy hiệu 50 năm tuổi Đảng

Trao quyết định và tặng hoa, ông Trần Cẩm Tú chúc mừng ông Đinh Thế Huynh đón nhận Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng - phần thưởng cao quý của Đảng.

Trang bị kỹ năng tận dụng phụ phẩm nông nghiệp cho nông dân

Trung tâm Khuyến nông Tây Ninh vừa tổ chức lớp tập huấn về 'Quy trình sản xuất sản phẩm có giá trị gia tăng từ phụ phẩm nông nghiệp địa phương'.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Hơi ấm cộng đồng giúp người dân Lục Yên gượng dậy sau bão

Yên Bái Vượt qua những đau thương, mất mát do thiên tai càn quét, những ngày này chính quyền và người dân ở huyện Lục Yên đang gượng dậy khôi phục sản xuất, dựng lại nhà ở.