| Hotline: 0983.970.780

Giảm sử dụng colistin trong chăn nuôi lợn

Thứ Năm 19/05/2022 , 22:13 (GMT+7)

Trên phạm vi thế giới, việc sử dụng colistin trong chăn nuôi cần được chấm dứt hoặc ít nhất là chỉ sử dụng coi là phương pháp điều trị sau cùng.

Hội thảo khởi động dự án 'giảm sử dụng colistin trong chăn nuôi lợn ở Việt Nam'. Ảnh: Minh Phúc.

Hội thảo khởi động dự án “giảm sử dụng colistin trong chăn nuôi lợn ở Việt Nam”. Ảnh: Minh Phúc.

Chiều 19/5, Bộ NN-PTNT và Trung tâm Quốc tế về Giải pháp giảm thiểu kháng sinh Đan Mạch (ICARS) tổ chức hội thảo khởi động dự án "giảm sử dụng colistin trong chăn nuôi lợn ở Việt Nam".

Hiện nay, kháng sinh colistin được sử dụng phổ biến trong thú y để điều trị các bệnh ở đường tiêu hoá lợn như viêm ruột, tiêu chảy, các bệnh nhiễm trùng đường ruột như Ecoli gây ra. Tuy nhiên, việc sử dụng colistin rộng rãi, thiếu kiểm soát trong chăn nuôi là nguy cơ lây lan vi khuẩn kháng kháng sinh và tồn dư kháng sinh trong thực phẩm.

Trên phạm vi thế giới, việc sử dụng colistin trong chăn nuôi cần được chấm dứt hoặc ít nhất là chỉ sử dụng coi là phương pháp điều trị sau cùng.

Ông Chu Đức Huy - điều phối viên dự án cho biết, mục tiêu của dự án là hỗ trợ, thúc đẩy phát triển chăn nuôi lợn bền vững với việc giảm sử dụng colistin và các chất kháng khuẩn khác, qua đó giảm được tình trạng kháng kháng sinh trong chuỗi giá trị lợn của quốc gia. Bên cạnh đó, tăng cường quản lý, xây dựng các quy định, chính sách nhằm giảm việc sử dụng colistin và các chất kháng kháng sinh khác trong chăn nuôi lợn.

Để đạt được mục tiêu đó, dự án được chia làm 4 hợp phần gồm: sử dụng colistin trong chăn nuôi lợn; các biện pháp can thiệp nhằm giảm sử dụng colistin để kiểm soát tiêu chảy sau cai sữa ở lợn con; tăng cường chế tài pháp luật về giảm thiểu sử dụng colistin trong chăn nuôi lợn tại Việt Nam; nâng cao năng lực, phổ biến và tiếp thu nghiên cứu. Dự án được thực hiện trong vòng 4 năm với tổng kinh phí khoảng 605.000 USD.

Dự án sẽ tập trung vào thử nghiệm các giải pháp giảm sử dụng colistin, góp phần hỗ trợ cho Kế hoạch hành động quốc gia phòng, chống kháng kháng sinh trong nông nghiệp giai đoạn 2021-2025, đồng thời rà soát thực thi và quản trị chính sách, thực hiện các biện pháp thực hành tốt trong quản lý và sử dụng colistin.

Kết quả dự án sẽ được kết hợp với các nghiên cứu về tác động chính sách, cung cấp viện chứng, tăng cường pháp lý, hỗ trợ việc rà soát, điều chỉnh, thay đổi, áp dụng các chính sách mới có hiệu quả kháng sinh trong chăn nuôi lợn.

Bà Ngô Thị Kim Cúc - Phó Viện trưởng Viện Chăn nuôi cho biết, nhằm triển khai dự án “Các dự án can thiệp nhằm giảm sử dụng colistin để kiểm soát tiêu chảy sau cai sữa ở lợn con”, Viện Chăn nuôi sẽ bố trí 3 thí nghiệm, để kiểm chứng hiệu quả của việc sử dụng vacxin tiêm phòng cho lợn mẹ để tạo kháng thể cho lợn con sau sinh; sử dụng ác loại thuốc, kháng sinh thay thế colistin và oxit kẽm trong phòng, điều trị tiêu chảy cho lợn con.

Giáo sư Anders Dalsgaard, chuyên gia cao cấp ICARS. Ảnh: Minh Phúc.

Giáo sư Anders Dalsgaard, chuyên gia cao cấp ICARS. Ảnh: Minh Phúc.

Giáo sư Anders Dalsgaard, chuyên gia cao cấp ICARS, Giám đốc dự án phía Đan Mạch chia sẻ: Hiện nay, khoảng 50% lượng kháng sinh tiêu thụ trong chăn nuôi qua thức ăn chăn nuôi. Trung Quốc cũng đã cấm colistin cách đây vài năm để xem xét tác động của việc kháng kháng sinh, quá trình tiến triển kháng kháng sinh ở lợn cũng như kháng kháng sinh trên hệ miễn dịch của người. Bởi vậy, lĩnh vực thú y của Việt Nam cũng cần tìm kiếm các giải pháp khác để thay thế colistin trong hoạt động thú y.

Xem thêm
Bình Phước sẽ là cực tăng trưởng vùng Đông Nam bộ

Đó là kỳ vọng của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại lễ công bố Quy hoạch tỉnh Bình Phước thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Hậu Giang hưởng lợi lớn từ thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé

Hậu Giang Hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé phục vụ hơn 384.120ha sản xuất nông nghiệp vùng ĐBSCL, trong đó Hậu Giang là địa phương hưởng lợi lớn thứ hai với diện tích 48.500ha.

Trà Vinh sẽ vận hành 5 dự án năng lượng tái tạo vào năm 2030

Quy hoạch giai đoạn 2026 - 2030, các dự án sẽ được vận hành gồm điện mặt trời áp mái, điện rác, điện sinh khối, hướng đến giảm phát thải ròng bằng 0.