| Hotline: 0983.970.780

Gian nan bảo vệ rừng phòng hộ

Thứ Năm 15/11/2012 , 13:03 (GMT+7)

Là đơn vị chủ rừng quản lý diện tích lớn, song cán bộ bảo vệ rừng đầu nguồn, thuộc Ban quản lý rừng phòng hộ (BQLRPH) ở Phú Yên đang gặp khó khăn, bất cập...

Chỉ với cây gậy trong tay, mỗi cán bộ Trạm QLBVR Đồng Xuân phải giữ hơn 1.000 ha rừng

Là đơn vị chủ rừng quản lý diện tích lớn, song cán bộ bảo vệ rừng đầu nguồn, thuộc Ban quản lý rừng phòng hộ (BQLRPH) ở Phú Yên đang gặp khó khăn, bất cập...

Từ thị trấn La Hai, huyện Đồng Xuân (Phú Yên), chúng tôi vượt hơn 30 km đường đèo dốc, đất đá, bụi mù mịt mới đến được Trạm quản lý, bảo vệ rừng Phú Tiến (BQLRPH Đồng Xuân). Ngôi nhà cấp 4 cũ kỹ, là nơi làm việc, sinh hoạt hàng ngày của 3 cán bộ QLBVR.

Nở nụ cười tươi trên khuôn mặt chai sạn bởi mưa nắng giữa núi rừng xa thẳm, anh Đoàn Xuân Minh, Trưởng trạm QLBVR Phú Tiến bộc bạch: “Biết là gian khổ và đầy hiểm nguy nhưng tất cả anh em đều có chung một ước nguyện, làm sao phải giữ cho được màu xanh của núi rừng. Vì vậy không một ai đòi hỏi điều gì, miễn sao hoàn thành tốt nhiệm vụ cấp trên giao”.

Tuy có 3 cán bộ nhưng trạm được giao quản lý, bảo vệ 8 tiểu khu với diện tích gần 6.700 ha, trong đó có 5.000 ha rừng tự nhiên và rừng trồng. Mỗi cán bộ được giao nhiệm vụ quản lý từ 1 - 2 tiểu khu với diện tích hàng nghìn héc ta. Mặc dù đã nỗ lực bảo vệ, nhưng mới chỉ qua 6 tháng đầu năm 2012, đã có gần 120 vụ phá, xâm lấn rừng trồng và đất lâm nghiệp, chủ yếu là rừng thuộc dự án 327 và 661, gây thiệt hại gần 40 ha rừng và gần 2.000 cây dầu, keo bị triệt hạ…

Đưa chúng tôi vượt qua đập Cây Vừng vào khu rừng trước đây bạt ngàn màu xanh của keo và dầu, cách xa Trạm QLBVR Phú Tiến chừng 4 km. Chỉ tay về những đám sắn và đậu đỏ vừa mới được người dân trồng, trỉa trên đất rừng, anh Minh buột miệng xót xa: “Người dân thiếu đất SX nên ngày càng chặt phá, lấn sâu vào rừng, dẫn đến nhiều loài cây có đường kính từ 20 - 30 cm bị đốn ngã, chết khô.

Mặc dù anh em đã nỗ lực vượt qua gian khổ trong điều kiện khó khăn, nhưng “lực bất tòng tâm”, đành ngậm ngùi, chua xót khi phải tận mắt chứng kiến những mảnh rừng bị triệt hạ. Trạm đã chuyển hàng chục hồ sơ vi phạm Luật BV&PTR cho chính quyền địa phương nhưng gần như chưa trường hợp nào bị xử lý”.

Tìm hiểu được biết, ngoài đồng lương ít ỏi, trưởng trạm cũng chỉ được hỗ trợ thêm 280.000 đ/tháng, còn nhân viên vụ trách địa bàn 200.000 đ/tháng. Hàng ngày mỗi người phải vượt từ 5 - 10 km đường rừng heo hút, hiểm trở để kiểm tra hiện trạng, kịp thời ngăn chặn nguy cơ xâm lấn rừng, song phương tiện hỗ trợ không gì khác hơn ngoài cây gậy bằng gỗ tự chế dài hơn 1m, được sơn hai màu xanh, đỏ để “dọa” lâm tặc.

BQLRPH Đồng Xuân đã lập hồ sơ đề nghị Hạt Kiểm lâm cùng cấp xử lý nhiều trường hợp vi phạm Luật BV&PTR, nhưng cơ quan này không thể xử lý, vì không có lâm sản tạm giữ mà chỉ còn gốc cây đã bị chặt phá tại hiện trường nên chưa đủ cơ sở để xử lý hành vi phá rừng trái phép theo quy định tại Điều 17, Nghị định số 99/2009 của Chính phủ...

Ông Nguyễn Lộc, Trưởng BQLRPH Đồng Xuân cho biết: “Đơn vị có 30 biên chế, trong đó phân bổ cho các Trạm QLBVR Phú Đồng, Chín Bếp và Phú Tiến 17 người, làm nhiện vụ trực tiếp quản lý, bảo vệ hơn 24.000 ha rừng (mỗi người hơn 1.400 ha, vượt trên 400 ha so với quy định).

Hiện đơn vị đang tiến hành bàn giao 2.000 ha rừng cho UBND xã Phú Mỡ và Xuân Quang 1 quản lý. Tuy nhiên, khi nghe thông tin bàn giao rừng, nhiều người dân “tranh thủ” vào rừng chặt phá khiến công tác bảo vệ gặp nhiều khó khăn”.

Theo ông Lộc, tình trạng người dân xâm lấn đất lâm nghiệp thuộc lâm phần quản lý đang diễn ra khá phổ biến. Đơn cử như khi giao trả 407 ha cho UBND xã Xuân Quang 1, nhưng trên thực tế rừng chỉ còn 140 ha do người dân chặt phá trái phép.

Từ đầu năm đến nay đã có hơn 80 ha đất đất lâm nghiệp bị lấn chiếm trái phép, chủ yếu là rừng trồng. Trong đó xã Xuân Quang 1 xảy ra 138 vụ/142 hộ vi phạm; xã Phú Mỡ 53 vụ/54 hộ vi phạm và hơn 3.300 cây gỗ bị chặt phá. Các vụ vi phạm đều đã chuyển cho UBND các xã nhưng do chậm giải quyết dẫn đến hồ sơ tồn đọng, chất đống.

Xem thêm
Nghệ An: Tôm chết hàng loạt, nghi do bệnh mới

Tôm chết nhiều trên diện tích khoảng 25ha, trong đó phần đa xuống giống chưa được bao lâu. Đây là hồi chuông báo động đối với nghề hoàng kim một thời ở Nghệ An.

Điều động 1 kíp tàu tuần tra, phòng chống khai thác IUU

Từ ngày 22/4, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu điều động 1 kíp tàu tuần tra, kiểm soát kết hợp tuyên truyền phòng, chống khai thác IUU trên vùng biển do đơn vị quản lý.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất