| Hotline: 0983.970.780

Thứ Năm 12/09/2019 , 08:45 (GMT+7)
Lê Thiếu Nhơn

Lê Thiếu Nhơn

Nhà thơ 08:45 - 12/09/2019

Giao đất cho doanh nghiệp cách nào hiệu quả

Nhiều lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa đang đang bị xem xét kỷ luật vì liên quan đến những dự án BT gây lãng phí tài sản Nhà nước.

Dự án Bến du thuyền Hoàng Gia được giao đất chỉ 4,7 triệu đồng/m2 theo hợp đồng BT đường Mai Xuân Thưởng. Ảnh: Kỳ Nam/Người Lao Động.

Dự án BT (xây dựng - chuyển giao) phổ biến nhất là hình thức đổi đất lấy công trình. Thế nhưng, điều oái oăm là giá trị công trình do nhà đầu tư đưa ra luôn ở mức rất cao, còn giá trị đất do chính quyền địa phương đưa ra lại ở mức rất thấp.

Riêng ở Nha Trang, nhiều khu đất vàng được lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa giao cho doanh nghiệp với giá trị kiểu “tạm tính” rất khó hiểu. Kết quả, doanh nghiệp bỗng dưng phát tài, mà ngân sách thì thất thu.

Sai phạm xung quanh các dự án BT không chỉ riêng tỉnh Khánh Hòa. Kiểm toán Nhà nước đã từng công bố trong năm 2018 có 7 dự án BT được thực hiện trái quy định của Luật Đất đai khi chính quyền chỉ định giao đất cho nhà đầu tư với giá quá thấp. Để chấn chỉnh thực trạng nhiễu nhương này, Chính phủ đã ban hành Nghị định 69/2019 bắt buộc phải đấu thầu rộng rãi các dự án BT.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia kinh tế, quan trọng nhất là cần đấu giá quỹ đất trước khi giao đất hoàn vốn cho doanh nghiệp. Bởi lẽ, tất cả các cơ sở hạ tầng đều được nhà đầu tư tính theo giá thị trường, thì quỹ đất không thể lấy theo đơn giá Nhà nước nhân với các hệ số sử dụng. Khi đấu giá quỹ đất thì không chỉ tạo được sự cạnh tranh công khai và minh bạch, mà chính thị trường sẽ cho ra đáp án chính xác nhất.

Ngoài các dự án BT, việc giao đất cho doanh nghiệp làm các dự án khác cũng là một góc độ cần quan tâm sâu sát hơn. Mỗi năm, hàng vạn vụ khiếu nại và tranh chấp về đất đai đều phát sinh từ những dự án mà doanh nghiệp được giao đất xây dựng. Quy hoạch và chỉnh trang đô thị là một chiến lược đáng ủng hộ. Thế nhưng, khi thu hồi đất của cư dân để giao cho doanh nghiệp làm kinh tế thì rất nhiều rắc rối khó phân xử.

Tại hội nghị chuyên đề do Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao tại TP.HCM tổ chức, những báo cáo đã cho thấy nhiều vụ kiện tụng kéo dài do cơ chế thực hiện bồi thường, hỗ trợ tái định cư còn bất cập. Giá đền bù thấp hơn giá thực tế, nên người bị thu hồi đất không tìm được tiếng nói chung với doanh nghiệp. Cũng một miếng đất ấy, nhưng mục đích sử dụng khác nhau thì đem lại lợi nhuận khác nhau. Không ai dễ dàng chấp nhận một văn bản thu hồi 100m2 đất nhưng số tiền nhận được không đủ mua 1m2 đất ở vùng vị trí.

Để tránh những mâu thuẫn giữa người dân và doanh nghiệp, nhất định phải có cơ quan giám sát chặt chẽ các quyết định hành chính trong lĩnh vực quản lý đất đai. Mặt khác, để tránh sự thao túng lợi ích nhóm, đã đến lúc sửa đổi Luật Đất đai theo hướng Nhà nước thu hồi đất và bồi thường cho người dân theo giá thị trường, rồi mới giao quỹ đất sạch cho doanh nghiệp thuê lại để làm dự án thương mại.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm