| Hotline: 0983.970.780

Giao mặt nước biển để quy hoạch đối tượng nuôi thủy sản phù hợp

Thứ Hai 04/11/2024 , 16:20 (GMT+7)

Nhà nước cần sớm ban hành quy hoạch không gian biển để giao mặt nước biển cho các vùng nuôi trồng thủy sản, từ đó lựa chọn đối tượng nuôi, mật độ nuôi phù hợp.

Cơ quan chức năng lấy mẫu giám sát tại các khu vực nuôi thủy sản lồng bè. Ảnh: PC.

Cơ quan chức năng lấy mẫu giám sát tại các khu vực nuôi thủy sản lồng bè. Ảnh: PC.

Trước tình hình nuôi trồng thủy sản diễn ra ồ ạt mới mật độ dày đặc đã tác động rất lớn đến môi trường biển, dẫn đến một số loại bệnh nguy hiểm xảy ra trên tôm hùm, cá biển gây thiệt hại lớn cho người nuôi.

Vậy nên, việc chủ động xây dựng và thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản là rất cần thiết. Đây không chỉ là giải pháp giảm thiểu tổn thất kinh tế mà còn giúp đảm bảo chất lượng và nguồn cung thủy sản ổn định, phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Ông Nguyễn Văn Hà, Giám đốc Điều hành Công ty TNHH Dịch vụ Sản xuất Thương mại Ngọc Thủy cho biết, công tác phòng chống dịch bệnh thủy sản hết sức quan trọng. Hiện, nước ta có các Trung tâm quan trắc môi trường và bệnh thủy sản, đây là những trung tâm cảnh báo sớm giúp người nuôi có các giải pháp ứng phó kịp thời.

Tuy nhiên, ông Hà cho rằng, việc phòng chống dịch bệnh phải có biện pháp tổng hợp từ cả phía quản lý Nhà nước và phía người nuôi. Trong đó, về phía Nhà nước cần sớm ban hành quy hoạch không gian biển để giao mặt nước biển cho các vùng nuôi trồng thủy sản, từ đó lựa chọn đối tượng nuôi, mật độ nuôi phù hợp với sức tải môi trường tại các vùng nuôi.

Bên cạnh đó, việc xây dựng các bộ tiêu chuẩn, quy chuẩn đối với các vùng nuôi, đối tượng nuôi phục vụ cho công tác quản lý rất cần thiết. Thực hiện liên tục và thường xuyên việc đánh giá môi trường, giám sát dịch bệnh tại các vùng nuôi và có những dự báo sớm cho người dân.

Trong khi đó, về phía người dân, cần nâng cao nhận thức của họ về nuôi trồng thủy sản, giúp họ hiểu được cách lựa chọn đối tượng nuôi, mật độ bao nhiêu từ đó tự quản lý tốt khu vực nuôi của mình.

Song song đó, tuyên truyền giúp người dân nắm bắt được kỹ thuật nuôi, lựa chọn được những loại giống tốt. Nâng cao ý thức về bảo vệ môi trường, giữ gìn môi trường khu vực nuôi. Nếu người dân tuân thủ thì việc quản lý, kiểm soát dịch bệnh sẽ được thực hiện tốt hơn.

Trung tâm Quan trắc môi trường và Bệnh thủy sản miền Trung thuộc Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III thực hiện nghiên cứu, đánh giá sức tải môi trường đối với cá biển. Ảnh: PC.

Trung tâm Quan trắc môi trường và Bệnh thủy sản miền Trung thuộc Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III thực hiện nghiên cứu, đánh giá sức tải môi trường đối với cá biển. Ảnh: PC.

Từ đầu năm đến nay, ngành thủy sản nước ta đã tổ chức thực hiện quan trắc, cảnh báo và giám sát môi trường thường xuyên. Số địa phương xây dựng và thực hiện kế hoạch quan trắc môi trường là 56/63 tỉnh. Số điểm quan trắc tại vùng nuôi trồng thủy sản trên cả nước trên 992 điểm. Cục Thủy sản cũng phối hợp với các Viện và Trung tâm triển khai thực hiện quan trắc trên tôm nước lợ, cá tra, nhuyễn thể, tôm hùm, cá nuôi lồng, nuôi biển.

Qua quan trắc cũng cho thấy, chất lượng môi trường nguồn nước cấp cho nuôi tôm nước lợ, cá tra, tôm hùm, nhuyễn thể có hiện tượng ô nhiễm ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của thủy sản nuôi, tiềm ẩn nguy cơ xuất hiện bệnh.

ThS Võ Thị Ngọc Trâm, Phó Giám đốc Trung tâm Quan trắc môi trường và Bệnh thủy sản miền Trung, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III (Bộ NN-PTNT) cho biết, hiện nay công tác quan trắc môi trường được Trung tâm thực hiện đồng thời với công tác giám sát dịch bệnh do Cục Thủy sản chỉ đạo.

Theo đó, Trung tâm thực hiện giám sát các khu vực nuôi trọng điểm ở khu vực miền Trung và Tây Nguyên với những đối tượng nuôi chính như tôm hùm, tôm nước lợ và các nước lạnh.

“Tôm hùm nuôi lồng thực hiện giám sát các tác nhân gây bệnh Rickettsia like bacteria gây bệnh sữa và tôm nước lợ giám sát các tác nhân gây bệnh nguy hiểm thường gặp xảy ra như bệnh do vi bào tử trùng, virus đốm trắng, hoại tử gan tụy cấp tính”, ThS Võ Thị Ngọc Trâm cho hay.

Ngoài ra, việc giám sát dịch bệnh ngay từ giai đoạn con giống cũng đóng vai trò quan trọng trong việc phòng chống dịch bệnh thủy sản cũng như giúp quá trình nuôi đạt hiệu quả. Do đó, các cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản cần xây dựng kế hoạch giám sát dịch bệnh chủ động, gắn với xây dựng cơ sở, chuỗi sản xuất an toàn dịch bệnh để phục vụ trong nước và xuất khẩu.

Xem thêm
Chăn nuôi Bắc Kạn vượt khó: [Bài 1] Cứu cánh từ đàn đại gia súc

Trong bối cảnh dịch tả lợn Châu Phi hoành hành gây thiệt hại lớn, chăn nuôi đại gia súc trở thành cứu cánh của nhiều người dân, hợp tác xã ở tỉnh Bắc Kạn.

Cay đắng vì mua nhầm giống cúc mâm xôi lạ, chậm trổ bông

Bến Tre Hiện tượng cúc mâm xôi chậm phân cành, chậm phân hóa mầm hoa xảy ra với 70 hộ, số lượng khoảng 149.000 chậu, chiếm khoảng 10% tổng lượng cúc mâm xôi của huyện Chợ Lách.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.