| Hotline: 0983.970.780

Giống đậu bắp Đông Anh

Thứ Tư 26/02/2014 , 11:39 (GMT+7)

Theo nhiều hộ nông dân, loại cây trồng này dễ trồng, đầu tư chi phí thấp nhưng cho thu nhập khá cao, từ 60 - 100 triệu đồng/ha/vụ.

Trung tâm Tài nguyên thực vật (Viện Khoa học Nông nghiệp VN) phối hợp với nông dân xã Bắc Hồng, huyện Đông Anh, TP Hà Nội tổ chức nghiên cứu, phục tráng thành công giống đậu bắp Đông Anh, một giống bản địa của địa phương.

Đây là giống có nhiều ưu điểm vượt trội so với các giống đậu bắp lai nhập ngoại đang được gieo trồng tại nước ta, thích nghi với nhiều vùng đất, khí hậu, chất lượng tốt hơn, ăn ngon hơn nên giá bán cao hơn. Theo nhiều hộ nông dân ở xã Bắc Hồng, loại cây trồng này dễ trồng, đầu tư chi phí thấp nhưng cho thu nhập khá cao, từ 60 - 100 triệu đồng/ha/vụ.


Đậu bắp Đông Anh đang được bảo tồn và phát triển

Đặc điểm thực vật:

- Đậu bắp hay còn gọi là mướp tây có tên khoa học là Albemoschus esculentus, là loại cây thực phẩm hàng năm. Sản phẩm chính là quả non làm rau ăn và hạt già để ép dầu ăn vì có giá trị dinh dưỡng cao.

- Thời gian sinh trưởng 230 - 250 ngày, thời gian từ gieo đến khi cây ra hoa 40 - 45 ngày, từ gieo đến thu quả thương phẩm (quả non) lứa đầu từ 45 - 55 ngày. Ở giai đoạn ra hoa cây cao 100 - 150 cm, giai đoạn cây khô có thể cao tới 210 - 230 cm. Lá xanh, dài 25 - 30 cm, dạng thùy (trung bình 5 thùy).

Lóng trên cây ngắn. Hoa có 5 cánh màu vàng, chấm sọc trên cánh hoa nhỏ, màu phấn hoa vàng. Quả dạng nang, màu xanh, có 5 khía, dài 10 - 12 cm, rộng 2 - 3,3 cm. Quả chứa nhiều hạt màu xám nhạt, dạng tròn, lòng hạt dày. Là loại cây sai quả, trung bình có 150 - 200 quả/cây, năng suất trung bình 20 - 25 tấn/ha/vụ.

Các tỉnh phía Nam VN có thể trồng quanh năm, các tỉnh phía Bắc, đặc biệt là vùng đồng bằng sông Hồng tốt nhất nên trồng từ tháng 3 đến tháng 9 âm lịch trên các loại đất cát pha, thịt nhẹ, dễ thóat nước.

Trồng và chăm sóc:

+ Làm đất: Cày, bừa kỹ, làm sạch cỏ trước khi gieo. Lên luống rộng 1,4 - 1,5 m, mặt luống rộng 1,2 - 1,3 m, cao 25 - 30 cm. Bón lót 600 kg/sào Bắc bộ (360 m2) phân chuồng được ủ hoai mục + 30 kg supe lân. Nếu không đủ phân chuồng, có thể thay thế bằng phân hữu cơ vi sinh + 1/3 phân chuồng.

+ Gieo hạt: Trên mặt luống gieo 2 hàng cách nhau 75 - 80 cm, hốc cách nhau 40 cm để có mật độ khoảng 3,2 - 3,5 vạn cây/ha.

+Chăm sóc:

- Bón thúc: Không dùng phân chuồng tươi, phân bắc và nước giải để bón, tưới cho đậu bắp. Bón thúc 5 lần (lượng phân tính cho 1 sào Bắc bộ 360 m2):

+ Lần 1 (khi cây có 4 - 5 lá thật): 3,5 kg urê + 2 kg kali clorua.

+ Lần 2 (khi cây ra hoa): 4 kg urê + 2 kg kali clorua.

+ Lần 3 (sau thu quả lần 1): 5 kg urê + 4 kg kali clorua.

+ Sau đó cứ cách 2 lần hái quả lại bón thúc thêm 1 lần với lượng như thúc lần 3.

Có thể bón gốc, lấp đất rồi tưới nước hoặc hòa phân vào nước để tưới gốc.

- Làm cỏ, vun gốc 2 lần kết hợp với các lần bón thúc lần 1 và lần 2.

- Luôn tưới đủ nước cho cây đảm bảo độ ẩm 80 - 85%, nhất là thời kỳ cây ra hoa và nuôi quả lớn nhằm đảm bảo năng suất và chất lượng sản phẩm.

- Thường xuyên tỉa bỏ các nhánh từ lá thứ 6 trở xuống để cây tập trung dinh dưỡng cho ra nhiều quả và nuôi quả lớn.

+ Phòng trừ sâu bệnh hại: Chú ý theo dõi, phòng trừ kịp thời các đối tượng sâu hại như nhện đỏ, rầy mềm, bọ trĩ, sâu xanh, sâu ăn tạp và các bệnh thối rễ, xoăn lá do nấm và virus bằng các loại thuốc trong danh mục và đảm bảo thời gian cách ly khi thu hoạch.

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm