| Hotline: 0983.970.780

Giống dưa bở vàng thơm số 1, thành công ở nhiều địa phương

Thứ Hai 12/03/2018 , 14:05 (GMT+7)

Đây là giống dưa thuần được chọn tạo từ một mẫu giống dưa bở nhập nội (mã số MDL-212/17) do ThS. Đoàn Xuân Cảnh, KS. Ngô Thị Mai (Viện Cây lương thực và cây thực phẩm) là tác giả.

Nguồn gốc:

Giống được công nhận là giống khu vực hóa theo quyết định của Cục Trồng trọt, Bộ NN-PTNT.

10-19-45-2014-0506-0806-59110614139
Giống dưa bở vàng thơm cho năng suất chất lượng cao

Đặc điểm chính:

- Giống thích hợp trồng trong vụ xuân hè, vụ hè tại các tỉnh phía Bắc. Thời gian sinh trưởng trong khoảng 70 - 75 ngày.

- Dạng hình khỏe, thân, lá xanh đậm, khả năng phân nhánh trung bình. Quả có dạng tròn cao, khối lượng quả đạt 1,2 - 1,3kg, khi chín vỏ có màu vàng sẫm, cùi dày, màu trắng ngà.

- Giống dưa bở vàng thơm số 1 cho năng suất ổn, đạt 30 - 35 tấn/ha.

- Hàm lượng chất khô 5,35%, hàm lượng tinh bột 2,58%, độ Brix = 4,8%, rất thơm.

Kỹ thuật gieo/canh tác/sản xuất:

Đây là loại dưa thơm, thích cho ăn tươi, chế biến nước giải khát tốt.

Thời vụ gieo trồng tốt nhất gieo hạt từ 20/3 - 5/5

Lượng hạt cần khoảng 0,4 - 0,5kg cho 1ha.

Gieo cây giống trong bầu, giá thể dùng để gieo hạt là: 40% đất phù sa + 45% (xơ dừa, trấu hun) + 15% (mùn mục) + (5 gram đạm + 15 gram supe lân)/100kg hỗn hợp (giá thể này đang được sử dụng để sản xuất cây giống dưa hấu, dưa lê).

Đất trồng: Tốt nhất nên chọn chân đất tơi xốp, dễ thoát nước, đất có độ pH 5,5 - 6,0. Lên luống 2,0 - 2,5m, trồng 1 hàng giữa, mật độ trồng: 1,6 - 2,0 vạn cây, khoảng cách cây x cây = 25cm.

Phân bón cho 1ha: 5 tấn phân hữu cơ vi sinh + 260kg đạm urê + 240kg kali clorua + 500-600kg supe lân/1ha. Bón lót toàn bộ phân hữu cơ vi sinh + lân supe + 1/8 đạm + 1/8 kali. Bón vào hốc, rạch trồng, lấp đầy và san phẳng luống trước khi trồng. Bón thúc lần 1: Sau trồng 10 - 12  ngày, lần 2 sau trồng 18 - 20 ngày và lần 3 khi đậu quả rộ.  

Phủ luống trồng bằng màng phủ nông nghiệp hoặc rơm/rạ sau bón thúc lần 1. Bấm ngọn thân chính khi cây có từ 4 - 5 lá,  mỗi cây chỉ nên để 2 - 3 nhánh cấp 1.

Cần đảm bảo đủ ẩm cho cây sinh trưởng phát triển bình thường. Đặc biệt giai đoạn ra hoa, đậu quả và lớn của quả.

Phòng trừ sâu bệnh:

Bệnh lở cổ rễ và bệnh héo rũ ở cây con: Dùng Viben C. 50 BTN nồng độ 0,2%, Ridomil 72WP nồng độ 0,15% hoặc Validacin, nồng độ 0,2%.

Bệnh sương mai (Pseudoperospora cubensis berk, and curt): Dùng các loại thuốc như: Ridomil MZ 72 WP nồng độ 0,2 - 0,25%, Zineb 80WP nồng độ 0,25 - 0,3%, Daconil 72WP...

Bệnh phấn trắng (Eryshiphe Cichoracearum D.C): Dùng Anvil 5SC, Bavistyl 50 FL, Bayferan nồng độ 0,1% phun vào buổi chiều mát, không mưa.

Thu hoạch: 

Sau khi quả đậu 25 - 30 ngày, vỏ quả màu vàng sẫm, cuống quả nhỏ. Tiến hành thu hoạch, thu quả vào buổi sáng hoặc chiều mát, cắt cuống, xếp quả nhẹ nhàng. Quả được bảo quản trong mát sau 1 - 2 ngày khi vỏ quả chuyển màu vàng sẫm, vỏ nứt nhẹ, mềm, mùi thơm đậm.

Đối tượng và phạm vi áp dụng:

Tổ chức và cá nhân tham gia sản xuất và tiêu thụ sản phẩm giống dưa bở vàng thơm số 1 tại các tỉnh phía Bắc và miền Trung.

Trên đất vàn cao, chế độ luân canh 2 lúa 1 màu hoặc chuyên màu. Đất thịt nhẹ, phù sa, tầng canh tác dày, dinh dưỡng tốt, chế độ tươi tiêu tốt.

Điển hình đã áp dụng thành công:

Hải Dương: Tứ Kỳ, Kim Thành, Chí Linh, Gia Lộc.

Ninh Bình: Yên Khánh, Yên Mô, Gia Viễn.

Hà Nội: Thạch Thất, Sóc Sơn.

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm