| Hotline: 0983.970.780

Giống ngô lai LVN 25: Chịu hạn khỏe, chạy lũ nhanh

Thứ Tư 02/06/2010 , 10:55 (GMT+7)

Giống ngô lai LVN 25 của Trung tâm Nghiên cứu – SX giống ngô Sông Bôi (Viện Nghiên cứu Ngô) có thể “đặc trị” hạn và lũ sớm...

Lâu nay, việc trồng ngô vụ ĐX tại các dải đất ven sông suối vùng Trung du MNPB rất hay bị “hỏng ăn” do đầu vụ thì gặp hạn nặng, cuối vụ sắp thu hoạch lại thường dính lũ sớm gây ngập úng. Giống ngô lai LVN 25 của Trung tâm Nghiên cứu – SX giống ngô Sông Bôi (Viện Nghiên cứu Ngô) có thể “đặc trị” rủi ro này. 

Chạy dọc theo dải đất phù sa ven sông Năng chảy qua các xã Bành Trạch, Thượng Giáo, Chợ Rã, Hà Hiệu... (huyện Ba Bể, Bắc Kạn) thời điểm này, chỉ thấy độc cây ngô đến kỳ thu hoạch ngút tầm mắt. Dẫn tôi ra thăm ruộng ngô lai LVN 25 bắp chín tròn lẳn ở cánh đồng ngô thôn Kéo Sáng (xã Thượng Giáo), nông dân Ma Thế Châu cười mừng như hoa khoe, không chỉ vùng ngô Thượng Giáo mà các xã khác ven sông Năng vụ ĐX năm nay được mùa ngô lớn. Đoạn ông Năng lo lắng: “Sớm thì cũng 1 tuần nữa các giống ngô dài ngày trồng đại trà mới có thể thu hoạch. Lạy trời từ nay đến đó đừng mưa to. Kẻo chỉ cần mưa lớn vài ba giờ, lũ về càn qua vùng ngô thì coi như đi tong. Cũng may, hầu hết các diện tích ngô lai LVN 25 nhờ ưu điểm ngắn ngày hơn các giống ngô khác từ 10 đến 15 ngày, nên hiện đã có thể thu hoạch được để chạy lũ an toàn”.

Cũng như các xã nằm ven sông Năng, vùng ngô bãi bồi ven suối suối Nam Cường chảy qua các xã Tân Lập, Đồng Lạc, Nam Cường... (huyện Chợ Đồn, Bắc Kạn) hiện cũng đang chín rộ, nhưng người dân vẫn nơm nớp lo lũ tràn về. Ông Chu Đức Hòe, Phó Chủ tịch UBND xã Nam Cường cho biết, mặc dù hơn 20 hecta đất bồi ven suối của xã rất tốt, trồng ngô dường như không phải đầu tư phân bón, nhưng theo dõi trong vòng 5 năm gần đây thì có tới 4 năm gần như ngô mất trắng. Nguyên nhân hoặc là do đầu mùa thường hạn nặng nên ngô còi cọc, hoặc đến cuối vụ ngô sắp thu hoạch lại bị lũ cuốn phăng. Vì vậy, việc tìm giống ngô có khả năng vừa chịu hạn tốt, đặc biệt là phải ngắn ngày để tránh lũ đầu mùa là mục tiêu lâu dài mà xã Nam Cường lựa chọn.

Vụ ngô ĐX năm 2010, xã Nam Cường quyết định trồng thử nghiệm hơn 2.000 m2 giống ngô lai LVN 25 do Trung tâm Nghiên cứu - SX giống ngô Sông Bôi (Lạc Thủy, Hòa Bình) cung cấp. Đến khoảng ngày 20/5/2010, sau hơn 3 tháng rưỡi tính từ ngày gieo giống, ngô đã chín và có thể thu hoạch, tránh được các đợt lũ chính vào cuối tháng 5, đầu tháng 6 hàng năm. Ông Chu Văn Tuấn, một trong 2 hộ dân tham gia trồng thử nghiệm giống ngô lai LVN 25 tại thôn Nà Lình (xã Nam Cường) nhận xét: “Vụ ĐX năm nay mưa muộn, tới cuối tháng 4 mới có mưa đầu mùa nhưng giống ngô LVN 25 sinh trưởng khá tốt. Tỉ lệ cây chết không đáng kể. Sau khi có mưa, ngô phát triển rất nhanh. Bên cạnh ưu điểm ngắn ngày, ưu điểm nổi trội của LVN 25 so với các giống ngô lai được trồng phổ biến tại địa phương đó là thân cây to, cứng, lá thưa, bộ rễ mọc 3 tầng nên bám đất rất chắc chắn... Ưu điểm này giúp ngô trụ vững, không bị gãy đổ khi gặp lũ quét hoặc lốc xoáy.

Theo quan sát của chúng tôi tại khu vực xã Nam Cường và các vùng lân cận ven thung lũng hồ Ba Bể, mặc dù mới chỉ qua một hai cơn lốc và mưa nhẹ đầu mùa nhưng hầu hết các giống ngô có thân yếu, lá dày đều đã bị gãy rạp. Tuy nhiên những diện tích trồng ngô lai LVN 25 vẫn an toàn.

Về năng suất, ông Nguyễn Kim Hòa (tiểu khu 9, thị trấn Chợ Rã, Ba Bể) tham gia trồng thử nghiệm hơn 1000 m2 giống LVN 25 nhận định, với ưu điểm độ dài bắp, dày hạt, dày hàng và lõi bé, giống LVN 25 có năng suất trên 2,5 tạ/sào, tương đương gần 7 tấn/hecta. Đây là năng suất mà nông dân trong vùng có thể chấp nhận được.

Nhận thấy những ưu điểm trên, ông Nông Văn Phú, Phó chủ tịch UBND xã Thượng Giáo (huyện Ba Bể) cho biết trong các vụ tới, sẽ tiếp tục mở rộng diện tích giống ngô lai LVN 25 vào cơ cấu các giống ngô trong xã.

Được biết, toàn tỉnh Bắc Kạn hiện có trên 20% diện tích đất nông nghiệp nằm ven các hệ thống sông Cầu, sông Năng thuộc các huyện Ba Bể, Chợ Đồn, Na Rì... với tiềm năng mở rộng vùng ngô rất lớn. Tuy nhiên việc SX gặp rất nhiều rủi ro do lũ quyét, hạn hán. Vì vậy, việc đưa cơ cấu giống ngô có năng suất cao, chịu hạn tốt, có thời gian sinh trưởng ngắn như giống ngô lai LVN 25 là yêu cầu hết sức cần thiết.

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cao điểm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa xuân vào dịp nghỉ lễ 30/4

Theo Trung tâm BVTV phía Bắc, thời điểm phòng trừ tập trung sâu cuốn lá nhỏ từ 25/4 - 5/5. Sau khi phun lần 1, nếu mật độ còn cao tổ chức phun trừ lần 2.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm