| Hotline: 0983.970.780

Giống vật nuôi: Vật vờ bóng xế

Thứ Tư 01/02/2012 , 10:06 (GMT+7)

Nếu có một sự ví von được nhiều người chấp nhận nhất về tình trạng hệ thống giống vật nuôi hiện nay của Việt Nam thì chỉ vỏn vẹn mấy từ: bóng xế, chiều hôm…

Cổng khu trại của Công ty cổ phần Giống gia cầm Ba Vì xuống cấp nghiêm trọng

Mọi sự ví von đều khập khiễng nhưng nếu có một sự ví von được nhiều người chấp nhận nhất về tình trạng hệ thống giống vật nuôi hiện nay của Việt Nam chỉ vỏn vẹn mấy từ bóng xế, chiều hôm…

 

Lời cay đắng từ ông cựu Cục phó

Ông Lê Bá Lịch - Chủ tịch Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi VN vốn là Cục phó Cục Khuyến nông-khuyến lâm là người luôn đau đáu cho nghiệp chăn nuôi nói chung và giống vật nuôi nói riêng, từng thốt lên rằng: “Hệ thống giống vật nuôi của ta hiện nay về cơ bản là… thua thời bao cấp, nó đã gần như ta rã”.

Vì sao một ông già ngoài bảy mươi tuổi từng chứng kiến nhiều biến thiên của ngành chăn nuôi qua các thời kỳ lại nói những lời cay đắng ấy? Ông lý giải: “Cổ phần hóa các đơn vị giống quốc gia và hệ thống giống tỉnh làm cho vai trò của nhà nước lu mờ dù vẫn trợ giá giống nhưng tác dụng của nó đến đâu? Hệ thống nhận trợ giá ấy có sản xuất được con giống tốt không? Về cơ bản là không. Lợn, đối tượng vật nuôi cực kỳ quan trọng bởi thịt lợn chiếm khoảng 77% lượng thịt tiêu thụ ở Việt Nam. Hiện ta có cỡ 4 triệu lợn nái thương phẩm nhưng nông dân không mấy ai mua giống lợn từ trại nhà nước mà đi mua giống của CP (nước ngoài), của Thái Dương, Kim Long (tư nhân)…".

 Ông Lịch phân tích: "Có ba cấp giống: cụ kị, ông bà, bố mẹ. Trước nhà nước nắm cụ kị, ông bà, các tỉnh nắm bố mẹ. Trợ giá giống một năm mấy chục tỉ, được bao giống ông bà, sản xuất bao nhiêu bố mẹ liệu Cục Chăn nuôi có nắm rõ không? Điều đặc biệt là tác động di truyền của chương trình trợ giá đó đến 4 triệu lợn nái thương phẩm hiện nay đến đâu? Không mấy tác dụng! Nông dân giờ tìm mua giống đạt tiêu chuẩn cũng khó. Các công ty tư nhân làm giống lợn như Kim Long, như Thái Dương, Cục có nắm được về kỹ thuật xem họ làm có đúng không hay chỉ nắm được mỗi cái… bắt tay khi gặp mặt: “Kim Long đấy à? Thành đấy à?”. Phải có người theo dõi mới nắm được chứ?”.

"Đến địa hạt giống gia cầm lại càng ngán ngẩm. Vịt giống gần như bỏ trống chỉ còn ít của Trung tâm Nghiên cứu vịt Đại Xuyên, Ô Môn. Gà trắng có ít của Lương Mỹ, Hòa Bình, gà màu cũng ít nơi làm. Ông Lịch phân tích: “Đầu năm 2011 sốt giống gia cầm, giá cả bị thao túng hết. Tôi tính giá thành một con gà công nghiệp giống chỉ cỡ 8.000 đồng nhưng bán lên 25.000- 30.000 đồng mà không ai làm gì được. Nói Cục Chăn nuôi quản lý thì họ hầu như không quản lý gì được về kỹ thuật còn về giá Cục Quản lý giá bêb Bộ Tài chính cũng có quản lý được đâu? Đại gia súc, con trâu chẳng ai quan tâm, đầu tư gì cả dù Việt Nam có những giống trâu tốt như ở Yên Bái, Tuyên Quang còn con bò chỉ quan tâm đến giống bò sữa”, vẫn theo ông cựu Cục phó.

Một góc trại của Cty Giống lợn Tam Đảo

“Trong cơ chế thị trường phải nghiên cứu chính sách, cơ chế phát triển hệ thống giống hạt nhân mở có các thành phần kinh tế tham gia. Tiêu chuẩn, điều kiện theo dõi hệ phổ, hệ phả, mở sổ giống đầu dòng… nhưng không ai làm vì những cái đó khó nhọc, ít cái ăn chứ không như dự án, ngon ăn lại sẵn “màu”. Hệ thống giống vật nuôi ở ta gần như tan. Các cơ sở quốc doanh đã cổ phần hóa, chủ tịch hội đồng quản trị quyết định hết tất cả. Họ làm ăn kiểu mì ăn liền, chạy theo giống thương phẩm chứ không làm cụ kị, ông bà. Kê khai vẫn kê khai để trợ giá vậy thôi. Thực tế khi sốt giống cả quốc doanh lẫn tư nhân bán theo giá thị trường hết. Giống cây trồng hỏi mua ở đâu rất sẵn có nhưng giống vật nuôi mấy ai còn nhắc đến Tam Đảo, Mỹ Văn, Đồng Giao? Hệ thống giống trồng trọt thời bao cấp kém hơn hệ thống giống vật nuôi thì nay ngược lại hoàn toàn”, ông Lịch chốt lại.

+ “Trung tâm Khảo kiểm nghiệm, kiểm định giống vật nuôi thành lập cả chục năm nay hầu như không làm gì, có tí trợ giá Cục Chăn nuôi cũng nắm khư khư”, theo ông Lê Bá Lịch.

+ Hiện nay đội ngũ cán bộ chuyên ngành giống vật nuôi trình độ cao gần như không còn vì về hưu gần hết. Hệ thống giống ở cơ sở cũng gần như không còn. Khi đã cổ phần hóa các đơn vị sản xuất giống, việc hội đồng quản trị bỏ tiền ra nhập những giống tốt về là rất họa hoằn vì mải chạy theo thương mại, còn nhà nước đầu tư vào dễ khiến tăng tỷ lệ % vốn cũng chắc đâu cổ đông đã thích? Đã làm giống phải theo quy trình, bài bản kỹ thuật nên không mấy anh chấp nhận mà chỉ nhăm nhăm vào làm những việc nhanh có cổ tức.

Trong cuộc hội thảo của ngành chăn nuôi mới đây ông Lê Bá Lịch có đề nghị không chỉ quốc doanh làm giống mà mở cho các thành phần kinh tế tham gia như ngành trồng trọt đã làm như thế mấy năm nay nhưng xem ra đề nghị đó của một ông già đã về hưu không có mấy trọng lượng.

Ông Nguyễn Văn Rỵ - Chủ tịch HĐTV Tổng Công ty Chăn nuôi Việt Nam - người lãnh đạo cả một binh đoàn giống hùng mạnh một thời giờ cũng cho biết, thống kê 30 đơn vị trực thuộc Tổng Công ty Chăn nuôi Việt Nam có 23 đơn vị cổ phần trong đó 3 công ty con và 20 đơn vị liên kết. “Khi đã cổ phần hóa, lãnh đạo không được như xưa về chuyên môn. Điều mà họ quan tâm là hiệu quả kinh tế chứ không phải bản chất giống vật nuôi, nhiệm vụ làm giống. Suy cho cùng, cổ phần hóa phải tính đến lợi nhuận, chứ không lấy đầu tiền chi cổ tức. Điều ấy cũng không nên trách họ. Ở 20 đơn vị liên kết, vốn nhà nước còn lại theo một tỷ lệ nào đó. Phần giống Cục Chăn nuôi quản lý, Tổng Công ty Chăn nuôi chỉ quản lý phần tiền của nhà nước. Vốn nhà nước ở những đơn vị như thế chiếm dưới 50% nên chúng tôi chỉ tham gia chứ không có quyền chi phối”.

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cao điểm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa xuân vào dịp nghỉ lễ 30/4

Theo Trung tâm BVTV phía Bắc, thời điểm phòng trừ tập trung sâu cuốn lá nhỏ từ 25/4 - 5/5. Sau khi phun lần 1, nếu mật độ còn cao tổ chức phun trừ lần 2.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm