| Hotline: 0983.970.780

Giữa tháng 3, giá rau mới hạ nhiệt?

Thứ Năm 13/02/2020 , 09:32 (GMT+7)

Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT) nhận định có thể phải tới giữa tháng 3/2020, khi nguồn cung trong nước dồi dào, giá rau trên thị trường sẽ giảm mạnh.

Cải bắp vụ đông có năm rẻ chỉ 1.000 - 2.000 đồng/kg, tuy nhiên năm nay đang bán tại ruộng với giá trên 8.000 đồng/kg.

Cải bắp vụ đông có năm rẻ chỉ 1.000 - 2.000 đồng/kg, tuy nhiên năm nay đang bán tại ruộng với giá trên 8.000 đồng/kg.

Nguồn cung trong nước giảm không đáng kể

Theo Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT), tổng hợp của các địa phương tại các tỉnh phía Bắc cho thấy vụ đông 2019 - 2020, tổng diện tích rau đậu các loại ước đạt khoảng 180 nghìn ha, giảm khoảng 5.000 ha so với vụ đông năm 2018-2019.

Tuy nhiên, Cục Trồng trọt nhận định việc diện tích rau đậu các loại giảm khoảng 5.000ha không có nhiều tác động tới nguồn cung rau trong dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Canh Tý 2020.

Cụ thể tại thời điểm trước Tết Canh Tý, mặt bằng giá rau các loại trên thị trường có cao hơn so với năm trước, tuy nhiên mức giá tăng không quá nhiều so với trung bình của thị trường.

Cụ thể như bắp cải 5.000 – 8.000 đồng/kg; su hào 3.000 – 6.000 đồng/kg, rau cần 10.000 – 20.000 đồng/kg, rau cải các loại 7.000 – 10.000 đồng/kg, cà chua 10.000 – 15.000 đồng/kg... Mặc dù vậy, kể từ sau Têt Nguyên đán đến nay, giá rau trên thị trường có dấu hiệu tăng mạnh, một số chủng loại rau ăn lá có mức tăng giá cao như cải bắp, su hào, hành tỏi, rau cải các loại...

Ông Đinh Công Chính, Phó trưởng phòng Cây Lương thực – Cây Thực phẩm (Cục Trồng trọt) cho biết qua nắm bắt tại các địa phương thời gian qua, đợt Tết Nguyên đán thời tiết miền Bắc có xảy ra mưa rào bất thường. Tuy nhiên, nhìn chung không gây nhiều ảnh hưởng đáng kể tới tình hình sản xuất rau. Bên cạnh đó, diễn biến thời tiết trong vụ đông 2019 - 2020 tại các tỉnh phía Bắc nhìn chung cũng không có nhiều bất thường, thậm chí khá thuận lợi cho việc sản xuất cây rau màu vụ đông do đầu vụ trời khô ráo, ấm áp, không xẩy ra mưa lớn...

Giá tăng trong giai đoạn chuyển vụ

Về việc giá rau xanh các loại tăng cao kể từ sau tết đến nay, ông Chính nhận định bên cạnh việc thị trường có những ảnh hưởng và xáo trộn do ảnh hưởng cung – cầu của dịch virus Corona, qua nắm bắt cho thấy tình hình sản xuất và tiêu thụ rau vụ đông 2019 - 2020 tại các địa phương năm nay cũng có những yếu tố khiến giá rau các loại gia tăng mạnh từ sau tết đến nay.

Theo Cục Trồng trọt, hiện đang trong giai đoạn chuyển vụ, nguồn cung rau khan hiếm cục bộ.

Theo Cục Trồng trọt, hiện đang trong giai đoạn chuyển vụ, nguồn cung rau khan hiếm cục bộ.

Một là năm nay, miền Bắc tập trung gieo cấy vụ Đông Xuân sau tết, lịch lấy nước đổ ải đợt đầu từ ngày 20/1/2020 đến 23/1/2020 (tức từ 26 đến 29 Tết).

Trước đây, giai đoạn lấy nước đổ ải vụ Đông xuân thường là dịp giá rau rớt mạnh, do nhiều nơi nông dân dồn dập thu hoạch rau “chạy đổ ải”, nhất là các diện tích rau vụ đông sản xuất trên chân đất lúa. Mặc dù vậy vụ đông năm nay, nhìn chung nông dân đã nắm kỹ quy luật này và đã có lịch gieo trồng và thu hoạch các trà rau vụ đông rất sát, đa số đều đã giải phóng được đất trước khi diễn ra lịch đổ ải.

Vì vậy, hầu hết diện tích rau vụ đông trên chân đất lúa đã được thu hoạch dứt điểm từ trước Tết Nguyên đán Canh Tý. Điều này lí giải tại sao trước tết, mặc dù nhu cầu tiêu thụ rau các loại tăng mạnh, nhưng giá rau vẫn không tăng mạnh.

Tuy nhiên kể từ sau tết, do nguồn cung rau (đã giải phóng đất để đổ ải) giảm mạnh, đa số chỉ còn lại trên chân đất chuyên màu, nên nguồn cung rau nhìn chung đã giảm mạnh ở giai đoạn chuyển giao mùa vụ, nhất là các loại rau ăn lá ưa lạnh như rau cải các loại, xà lách, rau gia vị, hành tỏi, cải bắp, su hào...

Theo Cục Trồng trọt, hiện tại các loại rau ăn lá đang ở giai đoạn chuyển sang vụ mới. Tuy nhiên, một số loại rau lấy củ như củ cải, cà rốt, khoai tây hay súp lơ, cải ngồng... hiện vẫn đang trong giai đoạn chính vụ hoặc sắp thu hoạch, nguồn cung vẫn rất dồi dào. Dự báo nhiều khả năng phải tới trung tuần tháng 3/2019, giá rau ăn lá các loại mới có thể giảm dần khi thời tiết ấm dần lên, nông dân gieo cấy xong vụ đông xuân và tập trung cho sản xuất rau trên chân đất chuyên màu, chân đất không thể cấy lúa... Bên cạnh đó, một số loại rau vụ xuân sẽ bắt đầu cho thu hoạch rộ như mồng tơi, rau ngót, rau dền...

Một đặc điểm nữa theo Cục Trồng trọt ghi nhận trong vụ đông năm nay, đó là các đợt rét không kéo dài, thời tiết xen kẽ các đợt nắng ấm và rét ở quãng ngắn, giúp rau vụ đông phát triển rất thuận lợi và nguồn cung trải đều từ đầu tới cuối vụ, chứ không tập trung dồn dập vào một thời điểm như vụ đông nhiều năm. Do đó, nguồn cung sau tết trở nên khan hiếm cục bộ.

Nông dân hiện nay cũng đã nắm rất kỹ quy luật cung - cầu của thị trường. Qua nắm bắt tại các công ty cung ứng giống rau cho vụ đông cho thấy nông dân tập trung chủ yếu cho các chủng loại rau chất lượng, theo các trà rất chặt chẽ, chứ không sản xuất tràn lan như trước đây, giúp giá rau của cả vụ đông 2019 - 2020 luôn được điều tiết ổn định, giữ được ở mức cao, mặc dù thời tiết năm nay rất thuận lợi cho rau vụ đông (trừ một vài sản phẩm rớt giá thời gian ngắn giai đoạn đầu vụ).

Xem thêm
350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm