| Hotline: 0983.970.780

Hà Nội: Buông lỏng quản lý xả thải vào sông Cầu Bây?

Chủ Nhật 01/12/2019 , 09:18 (GMT+7)

Từ năm 2015 - 2018, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã tham mưu UBND thành phố cấp phép 82 giấy phép xả nước thải vào lưu vực sông Cầu Bây.

Nước sông Cầu Bây điểm tiếp giáp với cống Xuân Thụy nước đen kịt, rác thải ứ đọng, rất ô nhiễm. Ảnh: Minh Phúc

"Không thể chấp nhận được"

Đây thuộc hệ thống đại thủy nông Bắc Hưng Hải. Nhưng, kỳ lạ là hồ sơ cấp phép lại không thể hiện được thông tin theo yêu cầu. Sông Cầu Bây (chảy qua địa phận hai huyện Long Biên và Gia Lâm của Hà Nội) với chiều dài 16km, có nhiệm vụ quan trọng trong việc cấp nước sản xuất nông nghiệp và tiêu úng.

Tuy nhiên, những dấu hiệu buông lỏng quản lý của chính quyền địa phương và công ty Khai thác công trình thủy lợi, đã khiến dòng sông này bị đầu độc hàng ngày bởi dòng nước ô nhiễm từ các nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp.

Ông Nguyễn Văn Tỉnh – Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi, Bộ NN-PTNT cho biết, thời điểm hiện tại có khoảng 1.200 doanh nghiệp xả thải tra sông Cầu Bây, trong đó chỉ có 5% doanh nghiệp đã được cấp phép xả thải. Hơn 1.000 doanh nghiệp còn lại đang xả thải không phép.

Do bị đầu độc trong hàng chục năm, nước sông Cầu Bây đã chuyển sang màu đen và ô nhiễm không khác gì nước sông Tô Lịch. Đó là điều không thể chấp nhận được.

Ngày 15/8/2019, Bộ NN-PTNT đã có văn bản số 5960/BNN-TCTL về việc bảo vệ chất lượng nước trong công trình thủy lợi liên tỉnh, đặc biệt là hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải.

Theo báo cáo của Sở NN-PTNT Hà Nội, thực hiện Luật Thủy lợi, Sở NN-PTN thành phố “không tiếp nhận hồ sơ đối với các tổ chức, cá nhân xả nước thải vào công trình thủy lợi liên tỉnh (hệ thống Bắc Hưng Hải) trên địa bàn TP Hà Nội”.

Bên cạnh đó, Sở NN-PTNT Hà Nội cũng đã ban hành văn bản gửi Sở TN-MT đề nghị phối hợp, cung cấp thông tin về cấp phép xả nước thải vào công trình thủy lợi, kể cả công trình thủy lợi liên tỉnh Bắc Hưng Hải.

Theo văn bản phúc đáp của Sở TN-MT Hà Nội tại văn bản số 671/STNMT-TNN ngày 25/1/2019 , giai đoạn từ năm 2015 – 2018, Sở TN-MT Hà Nội đã tham mưu cho UBND thành phố cấp 82 giấy phép xả nước thải vào lưu vực sông Cầu Bây. Tuy nhiên, thông tin, hồ sơ cấp phép của các tổ chức, cá nhân xả nước thải vào lưu vực sông Cầu Bây chưa được cung cấp đầy đủ theo yêu cầu.

Bố trí 218 tỷ "giải cứu" sông Cầu Bây

Để cải thiện chất lượng môi trường sông Cầu Bây, tăng cường khả năng tiêu thoát nước cho lưu vực, Sở NN-PTNT Hà Nội đã đề xuất UBND thành phố phê duyệt chủ trương đầu tư dự án cải tạo, nạo vét sông Cầu Bây, huyện Gia Lâm với kinh phí 10 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành cuối năm 2019.

Nguồn nước ô nhiễm chảy từ sông Cầu Bây gây ô nhiễm cho khoảng 40% hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải.

Ngoài ra, UBND thành phố cũng đã trình HĐND thành phố bổ sung vào kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 – 2020 dự án cải tạo, nâng cấp sông Cầu Bây với tổng kinh phí đầu tư là 218 tỷ đồng, đã được thông qua tại kỳ họp thứ 9 HĐND thành phố Hà Nội khóa XV.

Ông Nguyễn Ngọc Sơn – Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Hà Nội, khẳng định: Hệ thống Bắc Hưng Hải nói chung và sông Cầu Bây nói riêng đang bị ô nhiễm trầm trọng do vấn đề xả thải.  Trước tình hình trên, Ban thường vụ Quận ủy Long Biên và Huyện ủy Gia Lâm đã có nghị quyết về vấn đề này. Trong đó đưa việc xử lý ô nhiễm môi trường là tiêu chí quan trọng trong xây dựng nông thôn mới.

Ông Nguyễn Ngọc Sơn cho biết, đối với địa bàn huyện Gia Lâm và quận Long Biên đã có hai trạm xử lý nước thải lớn. Trong đó  trạm xử lý nước thải ở quận Long Biên có công suất 39.000m3/ngày đêm; trạm xử lý nước thải Ngọc Thụy có công suất 22.000m3/ngày đêm; trạm xử lý nước thải Phúc Đồng có công suất 40.000m3/ngày đêm. Toàn bộ công trình trên được đầu tư theo hình thức xã hội hóa.

Ông Đặng Duy Hiển, Chủ tịch Công ty TNHH MVT Khai thác thủy lợi Bắc Hưng Hải cho biết, chỉ tính riêng nguồn nước ô nhiễm chảy từ sông Cầu Bây chảy vào sông Bắc Hưng Hải qua cống Xuân Thụy đã gây ô nhiễm cho khoảng 40% hệ thống thủy nông Bắc Hưng Hải. Mặc dù Công ty Bắc Hưng Hải đã nhiều lần có văn bản đề nghị Công ty TNHH MTV Đầu tư Phát triển thủy lợi Hà Nội phối hợp để xử lý, nhưng công ty này không hợp tác.

Việc hàng ngàn doanh nghiệp xả thải không phép ra sông Cầu Bây, tuy nhiên không bị cơ quan chức năng xử lý thích đáng, cho thấy dấu hiệu buông lỏng quản lý của chính quyền quận Long Biên và huyện Gia Lâm.

Trong bối cảnh Việt Nam tập trung phát triển nền nông nghiệp hữu cơ, sản xuất nông sản sạch, nước tưới là một trong những yếu tố đầu vào quan trọng nhất. Tuy nhiên, thực trạng ô nhiễm môi trường nước tại sông Cầu Bây như phản ánh nêu trên là điều không thể chấp nhận.

Xem thêm
Ông Đỗ Thanh Bình làm Bí thư Thành ủy Cần Thơ

Cần Thơ Bộ Chính trị vừa điều động, phân công, chỉ định ông Đỗ Thanh Bình - Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang giữ chức Bí thư Thành ủy Cần Thơ, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Lai Vung tỏa sáng Ngày hội tôn vinh nghề truyền thống

Đồng Tháp Ngày hội tôn vinh Nghề truyền thống không chỉ là sự kiện giao lưu văn hóa mà là nền tảng xây dựng huyện Lai Vung hiện đại, văn minh và mang bản sắc đậm đà.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

‘Giữ lửa’ làng nghề làm hương truyền thống

Là thế hệ kế cận, tiếp nối nghề làm hương của gia đình, nghệ nhân trẻ Nguyễn Thu Phương luôn trăn trở với những hướng đi mới để phát triển nghề truyền thống.