| Hotline: 0983.970.780

Hà Nội còn 16 trạm cấp nước sạch “trùm mền”

Thứ Tư 19/01/2011 , 09:58 (GMT+7)

Đến cuối năm 2010, Hà Nội vẫn còn 16 trạm cấp nước chưa đi vào hoạt động.

Ông Vũ Bình Nguyên, Giám đốc Trung tâm Nước sạch-VSMTNT Hà Nội cho biết, ngoài 85 trạm cấp nước tập trung ở khu vực nông thôn đã đầu tư xây dựng và đang hoạt động hiệu quả, đến cuối năm 2010 vẫn còn 16 trạm cấp nước chưa đi vào hoạt động.

 Đó là trạm cấp nước xã Xuân Dương (Thanh Oai), Liên Bạt, Quảng Phú Cầu (Ứng Hòa), thị trấn Chúc Sơn (Chương Mỹ), Phùng (Đan Phượng), Quốc Oai (Quốc Oai) và xã Dương Liễu (Hoài Đức), Tam Hiệp (Phúc Thọ), Phùng Xá (Thạch Thất), Kim Lan (Gia Lâm), An Mỹ (Mỹ Đức)...

Theo đánh giá sơ bộ của Trung tâm Nước sạch-VSMTNT Hà Nội, hầu hết các trạm cấp nước “đắp chiếu” nêu trên, đều được đầu tư xây dựng từ những năm 2000. Do lâu ngày không đưa vào sử dụng, không được quản lý, bảo dưỡng nên hầu hết máy móc, trang thiết bị của các công trình trên đều hư hỏng nặng. Nhiều hạng mục không còn khả năng sử dụng, hệ thống bể chứa bị rò, thấm; đường ống dẫn nước bị bục vỡ, han gỉ...

Tại Hà Nội, các huyện Đông Anh, Gia Lâm, Thanh Trì, Sóc Sơn, Từ Liêm tỷ lệ cấp nước sạch mới đạt 15%. Còn 8 huyện của tỉnh Hà Tây trước kia và huyện Mê Linh tỷ lệ cấp nước sạch mới được khoảng 1%, riêng thị xã Sơn Tây, tỷ lệ cấp nước sạch đạt 72%.
Theo ông Nguyên, trước khi tiến hành dự án, việc nắm bắt nhu cầu sử dụng và khả năng chi trả của người dân chưa được tiến hành cẩn thận. Cơ cấu bố trí vốn chưa tương xứng với nhu cầu, tiến độ xây dựng đặt ra. Ngoài ra công tác quản lý nguồn tài nguyên nước chưa chặt chẽ, dẫn đến một bộ phận người dân không hưởng ứng việc dùng nước sạch từ các dự án cấp nước tập trung... 

Tuy nhiên, nguyên nhân chính khiến các trạm cấp nước tập trung “trùm mền”, là do khi triển khai các dự án nhà nước đã có quy định ngoài số vốn đầu tư của ngân sách (khoảng 60% tổng số vốn đầu tư công trình), các địa phương hưởng lợi từ dự án phải huy động 40% nguồn vốn còn lại (vốn đối ứng). Nhưng khi triển khai hầu hết các địa phương đều không thực hiện đúng các cam kết về số vốn đối ứng.

Hiện Trung tâm Nước sạch-VSMTNT Hà Nội đề nghị UBND TP cho phép xây dựng dự án tổng thể đánh giá toàn bộ những tồn tại của các trạm cấp nước không hoạt động trên địa bàn các huyện. Trên cơ sở đó kêu gọi đầu tư nhằm sớm phục hồi lại hoạt động của các trạm cấp nước này. Đồng thời đề nghị UBND TP bổ sung kịp thời cơ chế, chính sách phù hợp để kêu gọi các nhà đầu tư tham gia vào công tác đầu tư xây dựng, quản lý, vận hành và tổ chức khai thác các trạm cấp nước.

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm