| Hotline: 0983.970.780

Hà Nội mỗi ngày tiêu hủy 10.000 con lợn

Thứ Tư 29/05/2019 , 13:32 (GMT+7)

Diễn biến dịch tả lợn Châu Phi mỗi lúc một phức tạp trên địa bàn Hà Nội, gây thiệt hại rất lớn kể cả đối với những trang trại nuôi quy mô hay cơ sở chăn nuôi an toàn sinh học.

Bà Ngô Thị Thanh Hằng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP Hà Nội, đi kiểm tra chốt dịch ở xã Tự Nhiên ngày 29/5. Ảnh: Nguyễn Kiên Cường.

Theo ông Chu Phú Mỹ - Giám đốc Sở NN-PTNT Hà Nội cho đến nay dịch đã phủ kín toàn thành phố với 24 quận huyện, 425 xã phường, 1.820 thôn, tổ dân phố, 15.528 hộ chiếm 19,2% số hộ chăn nuôi lợn có dịch.

Nếu như đầu tháng 5 có khoảng 4.000-5.000 con lợn bị tiêu hủy mỗi ngày thì từ khoảng 20 tháng 5 trở lại đây dịch bùng lên dữ dội, mỗi ngày có trung bình 10.000 con phải tiêu hủy, cao điểm nhất có ngày lên tới hơn 13.000 con phải tiêu hủy.

Hà Nội là địa phương có tổng đàn vật nuôi lớn, đứng đầu cả nước, trong đó đàn lợn có gần 2 triệu con, từ đầu dịch đến nay, đã có khoảng 250.000 con mắc dịch, tổng lượng tiêu hủy 17.378 tấn, huyện bị nhiều nhất là Sóc Sơn với khoảng 40.000 con mắc, Đông Anh với khoảng 20.000 con mắc…

Cán bộ thú y cơ sở tiến hành tiêu hủy lợn mắc bệnh.

Khiêng lợn lên cân trước khi đem đi tiêu hủy. Ảnh: Nguyễn Kiên Cường.

Ông Nguyễn Xuân Phiến - Phó Chủ tịch xã Tự Nhiên, huyện Thường Tín, cho biết địa phương mình có khoảng 4.500 con lợn, hiện đã tiêu hủy 1.831 con với trọng lượng 145 tấn: “Khó khăn nhất với chúng tôi là phải xử lý những con lợn nái bởi trọng lượng của mỗi con nặng 3-3,5 tạ lại nuôi trong lồng sắt chật chội như những cái nơm. 

Nếu xử lý trong lồng thì phải cắt lồng sắt hoặc chặt chân mới lôi được lợn ra nên sau đó buộc phải xua lợn ra ngoài để đập. 7-8 người đuổi theo 1 con lợn nhưng có khi cả buổi mới đập được 1-2 con nên sau cùng chúng tôi lại phải chuyển sang kích điện. Lợn chết rồi lại phải xúm vào khiêng lên cân nổi, từ cân lại khiêng lên xe để chở đi chôn, rất vất vả.

Trong khi đó chi phí ngày công theo quy định của nhà nước chỉ 100.000đ. Mới đầu xã trả 200-300.000đ nhưng không ai muốn làm vì mệt quá nên phải trả tới 700.000đ-1 triệu/công thành ra chi phí xử lý dịch tả lợn Châu Phi đã lên tới 330 triệu đồng trong đó vôi 70 triệu, vật tư 20 triệu, còn lại là ngày công, máy móc vận chuyển, chôn lấp. Xã phải dùng ngân sách dự phòng ra để trả nhưng sau này đề nghị các cấp ngành hỗ trợ chúng tôi về việc đó”.

Cũng theo ông Phiến: “Việc ngăn cản dịch là điều rất khó dù đã có đầy đủ quy trình xử lý của thú y nhưng bởi các hoạt động giao lưu đi lại, vẫn không thể tránh khỏi nhiễm mới. Theo tôi có khi hết lợn mới hết dịch được”. 


Dùng máy xúc vận chuyển lợn đi chôn. Ảnh: Nguyễn Kiên Cường.
Lợn vừa bị kích điện chết nằm ngổn ngang ngoài cổng ngõ. Ảnh: Nguyễn Kiên Cường.
Xe chở lợn đi chôn. Ảnh: Nguyễn Kiên Cường.

Xem thêm
Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cao điểm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa xuân vào dịp nghỉ lễ 30/4

Theo Trung tâm BVTV phía Bắc, thời điểm phòng trừ tập trung sâu cuốn lá nhỏ từ 25/4 - 5/5. Sau khi phun lần 1, nếu mật độ còn cao tổ chức phun trừ lần 2.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm