| Hotline: 0983.970.780

Hà Nội sẽ không kéo lùi tốc độ cấp nước đông xuân

Thứ Sáu 18/01/2019 , 08:42 (GMT+7)

Mặc dù hằng năm, EVN và Bộ NN-PTNT đều có phương án xả nước tăng cường các hồ chứa thuỷ lợi Hoà Bình, Thác Bà, Tuyên Quang, nhưng nhiều trạm bơm dọc lưu vực sông Hồng vẫn bị “treo” vì bể hút không đủ nước.

Những năm qua, Hà Nội là một trong những địa phương lấy nước gieo cấy vụ đông xuân khó khăn nhất trong 12 tỉnh trung du và miền núi phía Bắc. Tốc độ xói lở lòng sông diễn biến phức tạp khiến mực nước trên lưu vực sông Hồng bị hạ thấp.

05-21-56_dx-1
Mặc dù mực nước sông Hồng đang ở mức thấp, trạm bơm Phù Sa vẫn có thể vận hành hết công suất

Mặc dù hằng năm, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và Bộ NN-PTNT đều có phương án xả nước tăng cường các hồ chứa thuỷ lợi Hoà Bình, Thác Bà, Tuyên Quang, nhưng nhiều trạm bơm dọc lưu vực sông Hồng vẫn bị “treo” vì bể hút không đủ nước.

Đơn vị kêu khó nhiều nhất là Cty Đầu tư Phát triển thuỷ lợi Sông Tích. Bởi dù nguồn nước tại các huyện Phúc Thọ, Thạch Thất, Quốc Oai và TX Sơn Tây đang thiếu, nhưng chỉ với 21 tổ máy bơm dã chiến của trạm bơm Phù Sa (hiệu suất bơm chỉ đạt 65% do tuổi thọ cao và mực nước sông Hồng xuống thấp), tốc độ lấy nước rất chậm. Cty phải luân phiên điều tiết nước để giảm tối đa xung đột về nhu cầu nước tưới giữa các địa phương.

Ông Nguyễn Trí Hải, Phó TGĐ cho biết: Trước những khó khăn trên, năm 2018, TP Hà Nội đã cấp cho đơn vị 14,5 tỷ đồng để thay thế, bổ sung 32 tổ máy bơm (công suất mỗi tổ máy là 1.100m3/giờ). Qua đó cải thiện năng lực lấy nước rất lớn.

“Trước đây, khi mực nước sông Hồng tại bể hút trạm bơm dã chiến phải đạt từ 3,2m trở lên thì 21 tổ máy bơm mới vận hành được. Tuy nhiên, với sự đầu tư nâng cấp trạm bơm dã chiến Phù Sa, Cty có thể bảo đảm vận hành khi mực nước sông Hồng +2,2m”, ông Hải nói.

05-21-56_dx-4
Ảnh: M.P

Ngoài nâng cấp, bổ sung các tổ máy của trạm bơm dã chiến Phù Sa, TP Hà Nội còn đầu tư khoảng 50 tỷ đồng cải tạo, nâng cấp trạm bơm Xuân Phú (huyện Phúc Thọ) gồm 3 máy bơm lưu lượng 2.100m3/h. Từ vụ xuân 2017, trạm bơm này đã chủ động nguồn nước tưới cho 950 ha đất sản xuất nông nghiệp của các xã phía Bắc huyện Phúc Thọ.

Để chủ động cung cấp điện phục vụ vận hành các trạm bơm trong vụ đông xuân 2018 – 2019, ông Nguyễn Hải Nam, Phó GĐ kỹ thuật Cty Điện lực Sơn Tây (EVN Hà Nội) cho biết: "Ngay từ cuối tháng 11/2018, sau khi có sự chỉ đạo của EVN, chúng tôi đã có văn bản đề nghị Trung tâm Điều độ hệ thống điện Hà Nội đăng ký thời gian đảm bảo điện, không tắt điện trung thế trên các đường dây trung áp để cấp điện cho các trạm bơm trong vụ đông xuân.

Chúng tôi cũng phân công cho các đơn vị trực thuộc tổ chức đi kiểm tra các đường dây và trạm biến áp, tăng cường kiểm tra tiếp xúc bằng camera nhiệt, chặt cây phát quang hành lang và phối hợp với Cty Thuỷ lợi Sông Tích lập biên bản phân định ranh giới về trách nhiệm quản lý.

Chúng tôi cũng đã thay thế một aptomat tổng cho trạm bơm dã chiến Phù Sa. Ngoài ra các trạm bơm lẻ cấp điện từ các trạm công cộng thì giao cho các trạm quản lý điện để tăng cường kiểm tra, xử lý nhanh nếu có sự cố. Vào thời điểm bơm nước, bắt đầu từ 21/1, chúng tôi bố trí trực 24/24h".

05-21-56_dx-3
Ngành điện lực luôn đảm bảo cấp nguồn cho các trạm bơm hoạt động 24/24h

Đánh giá cao nỗ lực lấy nước chuẩn bị đổ ải của Hà Nội, ông Nguyễn Văn Tỉnh, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi lưu ý, đảm bảo lấy nước một cách chủ động và hiệu quả các địa phương cần rà soát các công trình lấy nước. Ngoài ra bổ sung một số trạm bơm dã chiến để trong trường hợp mực nước sông xuống thấp vẫn lấy được nước và không phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn nước xả từ các hồ chứa thủy điện. Các địa phương cũng cần thường xuyên tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, hướng dẫn nông dân lấy nước đổ ải một cách tiết kiệm, hiệu quả.

“Chúng tôi đánh giá cao sự chủ động của thành phố Hà Nội, đề nghị Sở NN-PTNT Hà Nội chỉ đạo quyết liệt và giao cho các công ty khai thác công trình thủy lợi tận dụng tối đa nguồn nước khi các hồ thủy điện xả nước...”, ông Tỉnh nói.

 

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm