| Hotline: 0983.970.780

Hà Nội tăng cường hợp tác nông nghiệp với Tây Bắc: Chưa xứng với tiềm năng

Thứ Hai 08/08/2016 , 07:10 (GMT+7)

Trong 7 tháng đầu năm 2016 sản lượng thực phẩm an toàn từ Sơn La đưa về tiêu thụ tại Hà Nội khá lớn, cụ thể rau an toàn Mộc Châu đạt 437,5 tấn, mận hậu Mộc Châu 110 tấn, mật ong 270 tấn...

Thực hiện Chương trình Hợp tác phát triển nông nghiệp, nông thôn giữa Sở NN-PTNT Hà Nội với Sở NN-PTNT các tỉnh thành phía Bắc, từ ngày 26 -29/7/2016, ông Nguyễn Văn Chí, GĐ Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp Hà Nội làm trưởng đoàn đã làm việc với các tỉnh Điện Biên, Sơn La và Hòa Bình.

Ngoài ra, tham dự đoàn còn có 8 doanh nghiệp của Hà Nội gồm: Công ty CP Nhất Nam, Công ty TNHH Ba Huân, Công ty CP VietRAP đầu tư thương mại, Công ty Thực phẩm sạch Biggreen, Siêu thị Ngôi Sao, Công ty TNHH thương mại và phát triển dịch vụ Khoa Nguyễn…

Tại buổi làm việc, ông Bùi Minh Hải, PGĐ Sở NN-PTNT Điện Biên cho biết, lúa là cây lương thực chủ lực của tỉnh, với vùng tập trung tại lòng chảo khoảng 4.000ha, ngô 29.7399ha, rau màu các loại 3.952ha, chè 600ha, cà phê 4.100ha trong đó khoảng 3.400ha trong thời kỳ thu hoạch. Điện Biên có điều kiện đất đai rộng lớn, phù hợp với phát triển chăn nuôi nhất là đại gia súc và gia cầm…

Hiện các sản phẩm nông nghiệp của Điện Biên đang được tiêu thụ chủ yếu thông qua đường thương lái hoặc thông qua doanh nghiệp thu mua. Liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm giữa nông dân và doanh nghiệp bước đầu hình thành như sản xuất lúa chất lượng cao, chè Shan tuyết… Tuy nhiên, thị trường chưa ổn định cho việc tiêu thụ sản phẩm lúa thường, chè Tủa Chùa, cà phê Mường Ảng… Thương hiệu chưa được quan tâm xây dựng, quảng bá.

Việc ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ vào sản xuất, bảo quản, chế biến còn gặp nhiều khó khăn. Việc thu hút nguồn lực đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn còn thấp so với yêu cầu, đặc biệt là đầu tư của các doanh nghiệp vào nông nghiệp, nông thôn. Nhiều hoạt động xúc tiến thương mại, tiêu thụ sản phẩm đã được triển khai để quảng bá, giới thiệu sản phẩm hàng hóa tại Hà Nội và các tỉnh thành trong cả nước nhưng kết quả còn rất khiêm tốn.

Ông Bùi Minh Hải đề nghị Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp Hà Nội tham mưu cơ chế, chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp của Điện Biên được tiếp cận thị trường Hà Nội. Tăng cường tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại trên địa bàn Hà Nội có sự tham gia của các doanh nghiệp Điện Biên để tạo cơ hội gặp gỡ, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, liên kết, hợp tác tiêu thụ sản phẩm. Trong chương trình làm việc, đoàn đã đi thăm một số doanh nghiệp chế biến như Công ty TNHH Lan Anh, Công ty TNHH Cà phê Đại Bách, huyện Mường Ảng…

Sơn La là địa phương có nhiều lợi thế hơn so với các tỉnh Tây Bắc về phát triển nông nghiệp với đất đai rộng lớn, tầng canh tác dày, thổ nhưỡng tốt, khí hậu đa dạng. Cao nguyên Mộc Châu với nhiệt độ trung bình 18 độ C, thuận lợi phát triển cây chè, rau, cây ăn quả, hoa, cây dược liệu, chăn nuôi bò sữa và các loại gia súc ăn cỏ…

Tỉnh này cũng có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển chăn nuôi với nhiều đồng bãi chăn thả rộng, diện tích trồng cỏ lớn với 2.766ha tiện cho việc phát triển chăn nuôi trâu, bò, dê… Diện tích mặt nước lớn, trên 2.500ha, trên 500 hồ đập có thể kết hợp nuôi cá. Ngoài ra, một số vùng núi cao có thể phát triển các loại thủy sản đặc sản như ba ba, cá nước lạnh.

Trong 7 tháng đầu năm 2016 sản lượng thực phẩm an toàn từ Sơn La đưa về tiêu thụ tại Hà Nội khá lớn, cụ thể rau an toàn Mộc Châu đạt 437,5 tấn, mận hậu Mộc Châu 110 tấn, mật ong 270 tấn, chủ yếu tiêu thụ thông qua hệ thống siêu thị, chuỗi cửa hàng như AEON Fivimart, Bác Tôm, Metro, Biggreen…

Theo số liệu báo cáo đến hết năm 2015, Công ty CP Nhất Nam đã xúc tiến, thỏa thuận để đưa sản phẩm rau, củ, quả an toàn của Hợp tác xã rau an toàn Tự Nhiên (huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La) về tiêu thụ tại hệ thống siêu thị Fivimart trên địa bàn Hà Nội, Công ty TNHH Thực phẩm sạch Biggreen Việt Nam đã làm việc và thỏa thuận hợp đồng đưa các sản phẩm rau an toàn của HTX Ta Niết (Mộc Châu, Sơn La) và đặc sản mận, đào của tỉnh về tiêu thụ tại hệ thống cửa hàng thực phẩm sạch Biggreen với số lượng khoảng 70 tấn/năm, Công ty CP Sản xuất và thương mại An Việt cũng đã ký hợp đồng tiêu thụ rau các loại của Mộc Châu về phục vụ người tiêu dùng Thủ đô với số lượng đạt khoảng 25 tấn/tháng...

(PGĐ Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp Hà Nội)

Xem thêm
Chăn nuôi Bắc Kạn vượt khó: [Bài 1] Cứu cánh từ đàn đại gia súc

Trong bối cảnh dịch tả lợn Châu Phi hoành hành gây thiệt hại lớn, chăn nuôi đại gia súc trở thành cứu cánh của nhiều người dân, hợp tác xã ở tỉnh Bắc Kạn.

Biên Hòa phát hiện, xử lý các lò mổ lậu

Đồng Nai Lực lượng liên ngành thành phố Biên Hòa đang tăng cường kiểm tra, xử lý các điểm giết mổ không phép trên địa bàn, nhất là trong giai đoạn cuối năm.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.