| Hotline: 0983.970.780

Hà Tĩnh: Dịch bệnh trên gia súc diễn biến phức tạp

Thứ Ba 05/11/2019 , 20:31 (GMT+7)

Sau hơn 5 tháng phát sinh dịch tả lợn châu Phi (DTLCP), tỉnh Hà Tĩnh đã tiêu hủy hơn 20.500 con lợn.

Chiều 5/11, ông Nguyễn Khắc Khánh, Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Tĩnh cho biết, đến cuối tháng 10/2019, tất cả 13 huyện, thị, thành phố trên địa bàn tỉnh đều đã “dính” DTLCP.

Tổng số lợn mắc bệnh, chết, buộc phải tiêu hủy là 20.574 con (trọng lượng hơn 1 nghìn tấn), chiếm 5% tổng đàn lợn cả tỉnh; có 21 xã đã qua 30 ngày không phát sinh thêm lượn ốm, chết.

Dịch LMLM và DTLCP ở Hà Tĩnh đang diễn biến phức tạp.

Đáng nói, sau đợt mưa lũ từ đầu tháng 9 đến nay, DTLCP ở Hà Tĩnh càng diễn biến phức tạp, có chiều hướng lây lan nhanh. Tháng 9, bình quân tiêu hủy 230 con/ngày, tháng 10 tiêu hủy 275 con/ngày.

Không chỉ chăn nuôi nông hộ bị thiệt hại, có 4 trang trại quy mô 200 – 300 con trở lên cũng đã bị dịch “tấn công”.

Thống kê đến 29/10, tỉnh và các huyện, xã đã trích gần 40 tỷ đồng hỗ trợ cho công tác phòng chống DTLCP. Tuy nhiên, do lưu lượng vận chuyển lợn qua địa bàn tỉnh rất lớn; nhiều người tham gia hoạt động mua bán, vận chuyển, giết mổ gia súc; số hộ chăn nuôi nhỏ lẻ lớn (gần 26.000 hộ, chiếm 60%) nên việc triển khai biện pháp an toàn sinh học, chống dịch gặp nhiều khó khăn.

Đang căng mình chống DTLCP thì dịch lở mồm long móng (LMLM) gia súc cũng đồng thời xuất hiện tại huyện Can Lộc, Hương Sơn và thị xã Hồng Lĩnh, khiến người chăn nuôi lao đao.

Tổng số gia súc bị dịch LMLM đến nay là 57 con. Trong đó, huyện Can Lộc 9 con/4 hộ; Hương Sơn 43 con/8 hộ và thị xã Hồng Lĩnh 5 con/3 hộ.

Sau khi nhận được thông tin, Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Tĩnh đã cử cán bộ về địa phương kiểm tra, chỉ đạo các hộ tiêu độc khử trùng; đồng thời, thực hiện các biện pháp dập dịch, ngăn dịch lây lan ra diện rộng.

Xem thêm
Tỷ lệ tiêm phòng vacxin tăng, nguy cơ bệnh dại sẽ giảm

Chi cục Chăn nuôi và Thú y Quảng Bình đang tập trung, dồn lực tăng cường quân số về các địa phương hỗ trợ tiêm vacxin phòng, chống bệnh dại.

Hưng Yên làm sống lại các lớp học IPM

Thời gian qua, trong khi ở một số tỉnh việc quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) bị lơ là thì Hưng Yên đã tìm cách vực dậy.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất