| Hotline: 0983.970.780

Hiến kế đẩy lùi dịch tả lợn Châu Phi

Thứ Sáu 08/11/2019 , 09:45 (GMT+7)

Hơn 9 tháng kể từ khi xuất hiện ổ dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP) đầu tiên, chúng tôi đã thống kê được một số trung gian lây nhiễm dịch hại ra khắp các địa phương trong cả nước như sau:

08-38-10_lon_ti_dn
Nuôi lợn trong trại kín.

1. Truyền dịch qua thức ăn chăn nuôi, bao gồm cám công nghiệp chưa qua kiểm dịch và thực phẩm thải loại từ các cửa hàng dịch vụ ăn uống: Gia đình anh Lê Văn Thịnh ở thôn Khóa Nhu II, xã Yên Hòa, Yên Mỹ (Hưng Yên) đã phải tiêu hủy toàn bộ đàn lợn giống, do ăn phải cám công nghiệp (chưa qua kiểm dịch) mua từ các đại lý kinh doanh nhỏ lẻ trên thị trường.

Sau khi vệ sinh tiêu độc và bỏ trống chuồng trại 3 tháng, anh Thịnh tiếp tục chăn nuôi trở lại, không cho ăn cám công nghiệp, kết quả 7 tháng nay đàn lợn của anh vẫn an toàn – không dịch. Hộ Nguyễn Thị Dần ở xã Tân Mỹ, Lạc Sơn (Hòa Bình) do chăn nuôi bằng thức ăn thừa từ cửa hàng dịch vụ ăn uống, đã bị DTLCP triệt hạ mất 30 con lợn nuôi của gia đình.

2. Truyền dịch qua các lò giết mổ: Đàn lợn của chị Lê Thị Tuyết ở xã Đức Hợp và anh Nguyễn Quang Thực ở xã Đức Thắng (cùng tỉnh Hưng Yên) đều bị dính tả Châu Phi do chăn nuôi gần lò giết mổ lợn.

3. Truyền dịch qua các loại côn trùng: Trước khi phải tiêu hủy hơn 90 con lợn, trang trại của anh Lê Công Năng ở xã Tam Hưng (Hà Đông - Hà Nội) có rất nhiều ruồi muỗi, bọ chét, ve rận... Sau khi cách ly các loại côn trùng nói trên với chuồng trại chăn nuôi, đàn lợn hơn 100 con mà anh Năng xin giữ lại (không tiêu hủy) vẫn an toàn dịch bệnh, đang cho khai thác kinh doanh.

4. Truyền dịch qua tụ điểm dân cư: Bà Đinh Thị Miền ở xã Tri Phương (Tiên Du – Bắc Ninh) chỉ cho lợn ăn rau bèo nấu chín với cám ngô, vẫn bị dính dịch, vì có thể bà thường xuyên cho khách thập phương gửi xe máy chờ khám bệnh trong ngày.

5. Nhiễm dịch qua sử dụng nguồn nước mặt (ao hồ, sông trục, giếng khơi...): Gia đình ông Vũ Văn Hợp ở xã Ngọc Sơn (Tứ Kỳ-Hải Dương) cũng chỉ chăn nuôi bằng bã rượu và cám gạo của nhà, nhưng vẫn phải tiêu hủy 2 con lợn nái và 22 lợn thịt. Do ông Hợp đã sử dụng nước giếng khơi tắm rửa, vệ sinh chuồng trại máng chậu cho lợn ăn.

Đặc biệt, việc cố tình giết mổ, tiêu thụ, bán chạy lợn dịch của tư thương và người chăn nuôi đã làm cho dịch bệnh phát tán rất nhanh, các trường hợp này đều làm lén lút, hiện chúng tôi chưa chỉ ra được cụ thể.

Thống kê tiêu hủy lợn dịch ở các địa phương cũng cho thấy: Các trại chăn nuôi nhỏ lẻ, nuôi trong chuồng hở, nuôi xen lẫn với khu dân cư, lợn đã bị nhiễm dịch sớm, lây lan nhanh, chết nhiều. Các trại chăn nuôi khép kín, xa khu dân cư, tuân thủ chặt chẽ qui trình an toàn sinh học, lợn ít bị chết dịch, nhiều trại không nhiễm dịch, điển hình như các trại chăn nuôi của anh Nguyễn Châu Thắng ở Hưng Yên (xã Chính Nghĩa, Kim Động), Tô Ngọc Kiên (xã Đại Tài, Văn Giang) vẫn giữ được hàng 100 con lợn giống cụ kỵ, ông bà, cùng hàng 1.000 lợn thịt các loại – không nhiễm dịch.

Hiện nay DTLCP đã tạm thời lắng dịu, chủ yếu do ý thức phòng dịch của người chăn nuôi đã được nâng lên rõ nét; các đàn lợn nhỏ lẻ đã bị dịch hại căn bản; thời tiết nắng nóng, khô hanh giá lạnh cũng làm giảm tốc độ lây lan dịch bệnh; sự vào cuộc quyết liệt của các cấp ngành chính quyền ở trung ương và địa phương đã giúp khoang vùng dập dịch nhanh chóng.

Để có thể tái đàn đạt hiệu quả, các nhà nông phải rất thận trọng, tuân thủ nghiêm ngặt qui trình chăn nuôi an toàn sinh học; chọn nuôi con giống khỏe, không dịch bệnh; mua cám công nghiệp từ các doanh nghiệp sản xuất có uy tín, có chứng nhận an toàn dịch bệnh; không sử dụng nguồn nước mặt từ các ao hồ, sông trục, giếng đào... để tắm rửa cho lợn và vệ sinh chuồng trại chăn nuôi; không tái đàn ở các trại chăn nuôi nhỏ lẻ trong khu dân cư; nấu chín, đun sôi các loại thực phẩm tận dụng trước khi cho lợn ăn; vệ sinh, tiêu độc, khử trùng chuồng trại chăn nuôi tối thiểu 2 lần/ngày; người không phận sự không được vào trang trại; tăng cường phòng dịch khi thời tiết ẩm ướt, độ ẩm không khí cao...

Cần tăng cường kiểm dịch, thanh tra, kiểm tra việc nhập khẩu thức ăn chăn nuôi, nguyên liệu chế biến thức ăn chăn nuôi, sản xuất và lưu hành trên thị trường, trọng tâm trước mắt là thức ăn chăn nuôi lợn, nhất là nguồn nhập từ Trung Quốc. Về lâu dài hạn chế dần, tiến tới loại bỏ hẳn các trại lợn nuôi trong khu dân cư, chỉ tập trung phát triển các trại chăn nuôi lớn khép kín, xa khu dân cư. 

Xem thêm
Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cao điểm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa xuân vào dịp nghỉ lễ 30/4

Theo Trung tâm BVTV phía Bắc, thời điểm phòng trừ tập trung sâu cuốn lá nhỏ từ 25/4 - 5/5. Sau khi phun lần 1, nếu mật độ còn cao tổ chức phun trừ lần 2.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm