| Hotline: 0983.970.780

Hà Tĩnh: Dư nợ thiệt hại do dịch tả lợn châu Phi hơn 10 tỷ đồng

Thứ Năm 03/10/2019 , 14:08 (GMT+7)

Để giảm bớt gánh nặng cho người chăn nuôi do ảnh hưởng của dịch tả lợn châu Phi, các ngân hàng trên địa bàn Hà Tĩnh đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho hàng trăm khách hàng.

DTLCP gây thiệt hại nặng nề cho người chăn nuôi Hà Tĩnh.

Theo báo cáo của các ngân hàng và tổ chức tín dụng trên địa bàn Hà Tĩnh, đến thời điểm này, tổng dư nợ cho vay chăn nuôi lợn toàn tỉnh là hơn 374 tỷ đồng. Trong đó, dư nợ ngắn hạn hơn 214 tỷ và dư nợ trung, dài hạn hơn 159 tỷ đồng.

Do ảnh hưởng của của dịch bệnh, thời gian vừa qua nhiều trang trại, hộ chăn nuôi lợn lâm vào cảnh khó khăn, thiếu nguồn vốn mua hóa chất phòng chống dịch và tái đàn.

Nhằm giảm bớt gánh nặng cho người nuôi lợn, các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng trên địa bàn Hà Tĩnh đã nắm bắt, khảo sát và tổng hợp các nguồn vay bị ảnh hưởng thiệt hại dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) để đưa ra các giải pháp hỗ trợ đối với khách hàng.

Các ngân hàng và tổ chức tín dụng đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho hàng trăm khách hàng bị thiệt hại do DTLCP.

Theo đó, tổng dư nợ bị thiệt hại là 10,93 tỷ đồng (chiếm 2,92% trong tổng số dư nợ cho vay chăn nuôi lợn). Đến nay, đã có 10,33 tỷ đồng được cơ cấu lại thời hạn trả nợ từ 6 tháng đến 1 năm và cho vay mới để hỗ trợ bà con trong thời điểm khó khăn.

Được biết, DTLCP đã phát sinh tại 2.263 hộ ở 92 xã, phường, thị trấn trên địa bàn toàn tỉnh, buộc tiêu hủy trên 10.200 con lợn.

Hiện ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Chi nhánh tỉnh đang chỉ đạo các tổ chức tín dụng tiếp tục chủ động phối hợp, hướng dẫn, hỗ trợ khách hàng trong quá trình xử lý, tháo gỡ khó khăn về vốn vay theo quy định.

Xem thêm
Người mở đầu cho nông nghiệp công nghệ cao ở Thụy Lâm

Ông Nguyễn Đình Chung (xã Thụy Lâm, huyện Đông Anh, TP Hà Nội) năm nay đã gần 70 tuổi nhưng cử chỉ, phong thái còn nhanh nhẹn và giọng nói vẫn mạnh mẽ.

Tắm nước ngọt định kỳ để phòng dịch bệnh cho cá lồng bè trên biển

HẢI PHÒNG Để phòng dịch bệnh cho cá biển nuôi lồng bè vào thời điểm giao mùa, người dân ở Cát Bà thường tắm nước ngọt từ 3-4 lần mỗi tháng và mang lại hiệu quả cao.

Xử lý triệt đề gian lận trong quản lý mã số vùng trồng dừa

Một trong những vấn đề cần giải quyết triệt để hiện nay là tình trạng mua bán mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói trong ngành dừa và nông sản.

Hợp tác nông nghiệp công nghệ cao hỗ trợ nông dân và hợp tác xã

Còn nhiều dư địa để phát triển hợp tác nông nghiệp thông minh, ứng dụng công nghệ cao và trí tuệ nhân tạo tương thích với mô hình sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam.