| Hotline: 0983.970.780

Hà Tĩnh nắng 43 độ C, nông dân loay hoay chống hạn cho cây trồng

Thứ Ba 30/04/2024 , 17:00 (GMT+7)

Để chống hạn cho cây trồng, nông dân Hà Tĩnh đào giếng, lắp hệ thống tưới tự động, thậm chí đem cả thức ăn dự trữ cho trâu bò ra tấp ủ gốc cây.

5 ngày nghỉ lễ dịp 30/4, thời tiết tại Hà Tĩnh xác lập kỷ lục nhiệt độ cao nhất từ trước đến nay ở 3 huyện, gồm: Kỳ Anh, Hương Sơn và TP Hà Tĩnh, với mức vượt từ 0,4 đến 0,9 độ C. Nền nhiệt đo tại trạm thủy văn từ 11h đến 16h luôn 'neo' ở mức 41 đến gần 43 độ C.

5 ngày nghỉ lễ dịp 30/4, thời tiết tại Hà Tĩnh xác lập kỷ lục nhiệt độ cao nhất từ trước đến nay ở 3 huyện, gồm: Kỳ Anh, Hương Sơn và TP Hà Tĩnh, với mức vượt từ 0,4 đến 0,9 độ C. Nền nhiệt đo tại trạm thủy văn từ 11h đến 16h luôn “neo” ở mức 41 đến gần 43 độ C.

Nắng nóng gay gắt kéo dài khiến mạch nước nguồn tụt sâu, cây trồng khô héo.

Nắng nóng gay gắt kéo dài khiến mạch nước nguồn tụt sâu, cây trồng khô héo.

Gia đình ông Nguyễn Văn Minh, ở thôn Hoa Thị, xã Thọ Điền, huyện Vũ Quang có 1,5ha cam bù và 1ha cam chanh đang thời kỳ nuôi quả. Các năm trước, thường tháng 6, ông Minh mới phải chống hạn cho cam. Còn năm nay, nắng khô khốc từ cuối tháng 4 đã khiến một số gốc cam héo lá, gia đình phải đầu tư 1 máy bơm nước công suất lớn và hệ thống ống tưới dài hơn 200m với chi phí 8 triệu đồng để tưới chống hạn cho cây.

Gia đình ông Nguyễn Văn Minh, ở thôn Hoa Thị, xã Thọ Điền, huyện Vũ Quang có 1,5ha cam bù và 1ha cam chanh đang thời kỳ nuôi quả. Các năm trước, thường tháng 6, ông Minh mới phải chống hạn cho cam. Còn năm nay, nắng khô khốc từ cuối tháng 4 đã khiến một số gốc cam héo lá, gia đình phải đầu tư 1 máy bơm nước công suất lớn và hệ thống ống tưới dài hơn 200m với chi phí 8 triệu đồng để tưới chống hạn cho cây.

Chủ động trước dự báo hạn hán gay gắt, cách đây hơn một tháng, gia đình bà Hằng, trú xã Hương Minh, huyện Vũ Quang đã khoan sẵn 2 giếng nước, mỗi giếng đặt một máy bơm và hàng trăm mét ống để phục vụ cho việc tưới chăm sóc cam. Ngoài tưới nước thường xuyên vào mỗi buổi sáng, gia đình còn huy động cỏ, vỏ ngô dự trữ cho trâu bò để tấp ủ gốc, giữa độ ẩm cho cây trồng.

Chủ động trước dự báo hạn hán gay gắt, cách đây hơn một tháng, gia đình bà Hằng, trú xã Hương Minh, huyện Vũ Quang đã khoan sẵn 2 giếng nước, mỗi giếng đặt một máy bơm và hàng trăm mét ống để phục vụ cho việc tưới chăm sóc cam. Ngoài tưới nước thường xuyên vào mỗi buổi sáng, gia đình còn huy động cỏ, vỏ ngô dự trữ cho trâu bò để tấp ủ gốc, giữa độ ẩm cho cây trồng.

'Sau nhiều năm trồng cam, tôi rút được kinh nghiệm là tháng 3 sẽ cắt toàn bộ cỏ lau được trồng xung quanh để vào từng gốc cam. Việc làm này sẽ tạo độ ẩm, cấp nước nuôi cây vào mùa nắng nóng. Khi đến tháng 8 sẽ bỏ những phần cỏ ở gốc ra để hạn chế nấm gây bệnh', anh Bảo, chủ vườn cam ở xã Quang Thọ, huyện Vũ Quang, chia sẻ.

“Sau nhiều năm trồng cam, tôi rút được kinh nghiệm là tháng 3 sẽ cắt toàn bộ cỏ lau được trồng xung quanh để vào từng gốc cam. Việc làm này sẽ tạo độ ẩm, cấp nước nuôi cây vào mùa nắng nóng. Khi đến tháng 8 sẽ bỏ những phần cỏ ở gốc ra để hạn chế nấm gây bệnh”, anh Bảo, chủ vườn cam ở xã Quang Thọ, huyện Vũ Quang, chia sẻ.

Anh Bảo còn lắp thêm hệ thống súng bắn, lắp đặt hệ thống phun sương nhỏ giọt để tưới chống hạn cho gốc cam. Nước được hút từ khe suối, sau đó trữ vào các bể chứa rồi tưới cho cây.

Anh Bảo còn lắp thêm hệ thống súng bắn, lắp đặt hệ thống phun sương nhỏ giọt để tưới chống hạn cho gốc cam. Nước được hút từ khe suối, sau đó trữ vào các bể chứa rồi tưới cho cây.

Theo lãnh đạo Phòng NN-PTNT huyện Vũ Quang, trước tình trạng nắng nóng kéo dài với nền nhiệt cao như hiện nay, phòng đã chỉ đạo các địa phương tích cực hướng dẫn người dân thực hiện các biện pháp chống nóng cho hơn 2.300ha cam như: ủ gốc cho cây, đầu tư hệ thống tưới; chủ động đào ao tích nước nếu có điều kiện; thường xuyên thăm vườn để có biện pháp chăm sóc phù hợp.

Theo lãnh đạo Phòng NN-PTNT huyện Vũ Quang, trước tình trạng nắng nóng kéo dài với nền nhiệt cao như hiện nay, phòng đã chỉ đạo các địa phương tích cực hướng dẫn người dân thực hiện các biện pháp chống nóng cho hơn 2.300ha cam như: ủ gốc cho cây, đầu tư hệ thống tưới; chủ động đào ao tích nước nếu có điều kiện; thường xuyên thăm vườn để có biện pháp chăm sóc phù hợp.

Tại huyện Hương Sơn, một số diện tích khoai môn của gia đình chị Hiền, xã Quang Diệm đã bị khô héo lá do thiếu nước.

Tại huyện Hương Sơn, một số diện tích khoai môn của gia đình chị Hiền, xã Quang Diệm đã bị khô héo lá do thiếu nước.

Những ngày này, chị Hiền đội nắng đem thân cây ngô dự trữ để tấp ủ gốc khoai nhằm tăng độ ẩm cho đất.

Những ngày này, chị Hiền đội nắng đem thân cây ngô dự trữ để tấp ủ gốc khoai nhằm tăng độ ẩm cho đất.

Đối với những người trồng chè ở xã Hương Trà, huyện Hương Khê, công tác chống hạn cho cây trồng tốn kém và vất vả hơn rất nhiều.

Đối với những người trồng chè ở xã Hương Trà, huyện Hương Khê, công tác chống hạn cho cây trồng tốn kém và vất vả hơn rất nhiều.

Nhiều hộ dân phải kéo đường ống cỡ lớn, lắp đặt máy bơm để tưới chống hạn cho chè. Một số khác đầu tư hệ thống tưới tự động với chi phí lên đến cả trăm triệu đồng.

Nhiều hộ dân phải kéo đường ống cỡ lớn, lắp đặt máy bơm để tưới chống hạn cho chè. Một số khác đầu tư hệ thống tưới tự động với chi phí lên đến cả trăm triệu đồng.

Xem thêm
Vì sao nên nuôi tôm càng xanh toàn đực?

30 năm thành lập Viện Cây ăn quả miền Nam. Vì sao nên nuôi tôm càng xanh toàn đực? Mô hình tôm - rừng Ngọc Hiển đạt chuẩn ASC nhóm. Xe chở rác lao xuống sông, 2 người mất tích.

Kiểm soát những 'mối nguy', tạo vùng trồng sầu riêng bền vững

ĐBSCL Việc ký kết các nghị định thư liên quan đến xuất khẩu sầu riêng tươi và động lạnh là bước tiến quan trọng trong thương mại nông sản, đòi hỏi nông dân và doanh nghiệp không ngừng cải tiến kỹ thuật để tăng năng suất, cải thiện chất lượng.

Ruồi lính đen mở ra kỳ vọng mới cho ngành chăn nuôi

Ấu trùng của ruồi lính đen chứa nhiều dinh dưỡng và mang lại nhiều lợi ích trong chăn nuôi, góp phần thúc đẩy chăn nuôi bền vững, giảm phát thải ra môi trường.

Dự án gần 6.000 tỷ đồng giúp Bình Dương phòng chống thiên tai

Bình Dương Dự án nạo vét, gia cố suối Cái ở TP Tân Uyên với vốn đầu tư gần 6.000 tỷ đồng kỳ vọng sẽ giúp tỉnh Bình Dương giảm ngập úng, sạt lở ứng phó với thiên tai.