| Hotline: 0983.970.780

Hà Tĩnh: Nắng trên 43 độ C, dân tình đổ xô xuống biển giải nhiệt

Chủ Nhật 21/04/2019 , 17:21 (GMT+7)

Mặc dù mới chớm Hè nhưng nền nhiệt bình quân tại Hà Tĩnh từ ngày 18/4 đến nay đã lên tới 38,5 – 40,3 độ C, cá biệt tại huyện Hương Khê nhiệt độ đạt “đỉnh” 43,4 độ C.

Nắng nóng như thiêu đốt khiến người dân hết sức mệt mỏi, nguy cơ xảy ra cháy rừng và hỏa hoạn tại các khu dân cư rất cao.

Trao đổi với NNVN, ông Trần Đức Bá, Giám đốc Đài khí tượng thủy văn Hà Tĩnh cho hay, nắng nóng bắt đầu xuất hiện trên địa bàn Hà Tĩnh từ ngày 18/4. Tuy mới đầu Hè nhưng nền nhiệt cực đoan khiến người dân hết sức mệt mỏi. Bình quân nhiệt độ đo được ngày cao điểm tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh lên đến 38,5 đến 40,3 độ C; đặc biệt tại huyện miền núi Hương Khê nhiệt độ lên tới 43,4 độ C và TP Hà Tĩnh là 40,3 độ (đo ngày 19/4).

Nắng trên 40 độ C, hàng nghìn người đổ xô xuống khu du lịch biển Lộc Hà...
...và Vinpearl Cửa Sót giải nhiệt.

“Nắng nóng còn tiếp diễn trong 4 – 5 ngày tới, tuy nhiên cường độ sẽ giảm xuống một ít”, ông Bá nói. Đồng thời, cảnh báo, nắng nóng kéo dài kết hợp độ ẩm không khí thấp nên nguy cơ xảy ra cháy nổ, hỏa hoạn ở các khu dân cư do nhu cầu dùng điện tăng cao và cháy rừng ở vùng trung du, miền núi các huyện Hương Khê, Hương Sơn, Vũ Quang, Kỳ Anh… rất cao. Ngoài ra, nắng nóng có thể gây ra tình trạng mất nước, kiệt sức, đột quỵ do sốc nhiệt, vì vậy người dân cần hạn chế tham gia giao thông, lao động ngoài trời trong khoảng thời gian nền nhiệt đạt “đỉnh” (từ 11h đến 16h hàng ngày) và bổ sung đủ nước, có chế độ dinh dưỡng hợp lý nhằm tăng cường dinh dưỡng cho cơ thể .

Nguyễn Thị Hường, thị trấn Hương Khê (Hà Tĩnh) nằm trên chiếc võng mắc bên bờ hồ Bình Sơn, thở dài: “Đã mấy năm rồi Hương Khê không nắng to như 3 hôm nay. Sáng sớm chưa tỏ mặt người đã thấy mặt trời. Từ 10h sáng đến 16h chiều người thì nhốt trong nhà, kẻ ra bờ hồ ngồi tránh nắng, không ai làm được việc gì”.

Để chống chọi với cái nắng “cháy da cháy thịt”, hàng chục nghìn du khách đã đổ xô đến các khu du lịch biển trên địa bàn nghỉ dưỡng.

Bà Nguyễn Thị Phương Loan, Trưởng phòng Văn hóa Thông tin kiêm Giám đốc Trung tâm văn hóa truyền thông huyện Lộc Hà phấn khởi cho biết, 3 hôm nay các cơ sở kinh doanh trên bãi biển Cửa Sót “vỡ trận” vì khách quá đông. Bình quân mỗi ngày đạt khoảng 15.000 lượt khách, tăng  5% so với cùng kỳ năm 2018 và tăng hơn 20% so với đầu mùa du lịch.

“Năm nay du khách đến Lộc Hà không chỉ có trong tỉnh mà còn rất nhiều đoàn đến từ các tỉnh xa xôi như Hà Nội, Thanh Hóa, Nghệ An, Thừa Thiên Huế… Ngày nắng kỷ lục hôm qua và hôm kia, sân đánh bóng chuyền của huyện cũng trở thành bãi đậu xe”, bà Loan nói.

Để hoàn thành nhiệm vụ vệ sinh khu du lịch biển, các đoàn thể, cơ quan đơn vị ở Lộc Hà phải làm việc từ tờ mờ sớm hoặc chiều tối để tránh cái nắng như thiêu đốt.

Mùa du lịch biển năm nay nhà hàng Hoàng Tiến, xã Thạch Bằng, huyện Lộc Hà khai trương vào ngày 14/4. Chủ nhà hàng dự trù mỗi ngày chuẩn bị thực phẩm tầm 6 – 7 mâm khách là đủ. Tuy nhiên, do nắng nóng kéo dài nên từ hôm khai trương đến nay, ngày nào nhà hàng cũng chật cứng khách. “Đỉnh điểm là hôm qua. Tổng khách ăn tại nhà hàng lên đến gần 40 mâm (khoảng 250 khách); trong đó, gần 120 khách ngoại tỉnh. So với các năm trước, lượng khách đầu mùa như thế này là tăng đột biến, khiến  nhà hàng chật vật trong việc dự trữ nguyên liệu như: ghẹ, mực, tôm…”, chủ nhà hàng phấn khởi.

 

Được biết, khu du lịch biển Cửa Sót hiện có 16 nhà hàng và 84 hộ kinh doanh trên đê biển. Năm 2019, Lộc Hà dự kiến đón khoảng 3,2 đến 3,5 triệu lượt khách. Để chuẩn bị tốt nhất cho lễ khai trương mùa du lịch biển năm 2019, tổ chức vào ngày 27 – 28/4 tới, từ ngày 10/4 đến nay, UBND huyện Lộc Hà đã huy động cả hệ thống chính trị, từ chính quyền địa phương; các đoàn thể; lực lượng vũ trang; giáo viên, học sinh; cơ sở kinh doanh trên địa bàn… vào cuộc thực hiện tổng vệ sinh trên bờ biển và mặt nước.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm