| Hotline: 0983.970.780

Hà Tĩnh phát triển rừng trồng

Thứ Tư 26/12/2012 , 10:13 (GMT+7)

Từ những ngày đầu thành lập (2002) đến nay, Cty Lâm nghiệp Hà Tĩnh đã đóng góp rất lớn trong việc trồng, chăm sóc, bảo vệ và phát triển rừng...

* Hướng tới chế biến sâu

Phát triển rừng trồng nhằm đáp ứng nguyên liệu phục vụ chế biến sâu

Đó là chiến lược phát triển của Cty Lâm nghiệp Hà Tĩnh nhằm góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng hiệu quả kinh tế, đảm bảo đời sống cho CBCNV và người dân sống trong vùng dự án.

Là một trong những Cty đi đầu trong SX cây giống; chế biến, kinh doanh lâm sản và phát triển rừng trên địa bàn Hà Tĩnh, từ những ngày đầu thành lập (2002) đến nay, Cty Lâm nghiệp Hà Tĩnh đã đóng góp rất lớn trong việc trồng, chăm sóc, bảo vệ và phát triển rừng, góp phần phủ xanh đất trống đồi núi trọc, tăng hiệu quả kinh tế, nâng cao đời sống, xóa đói giảm nghèo.

Ông Trần Xuân Hạn, Giám đốc Cty cho biết: Cty Lâm nghiệp Hà Tĩnh là đơn vị trực thuộc TCty Lâm nghiệp Việt Nam, sau khi thành lập UBND tỉnh Hà Tĩnh nhất trí quy hoạch 8.500 ha đất lâm nghiệp để giúp Cty phát triển nguyên liệu phục vụ cho nhà máy băm dăm (Liên doanh Việt - Nhật) tại Khu Công nghiệp Vũng Áng.

Mặc dù từ đó đến nay Cty mới chỉ được giao hơn 800/8.500 ha, nhưng với lượng tiêu thụ theo nhu cầu công suất của nhà máy rất lớn nên bình quân hàng năm Cty đầu tư 40.000 USD tiền cây giống, phân bón không hoàn lại giúp nông dân các huyện Hương Khê, Kỳ Anh, Cẩm Xuyên thực hiện dự án trồng rừng, đáp ứng nhu cầu SX của nhà máy.

Đến nay dự án đã trồng được hơn 5.800 ha. Trong đó, diện tích trồng theo hình thức hợp tác, liên doanh vốn với các đơn vị trên địa bàn 2.165 ha; liên kết với hộ dân hơn 3.200 ha và diện tích Cty trồng 428 ha. Diện tích đã đưa vào khai thác đạt 3.260 ha, số còn lại Cty sẽ tiếp tục chăm sóc; đồng thời tiến hành tìm kiếm thêm quỹ đất, liên doanh liên kết với các đơn vị trồng rừng trên địa bàn và người dân để mở rộng diện tích trồng rừng, tạo vùng nguyên liệu ổn định, hướng tới chế biến sâu theo chủ trương của TCty và lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh.

Nông dân Nguyễn Văn Bình, xã Kỳ Tây, huyện Kỳ Anh phấn khởi nói: “Kỳ Tây là xã vùng cao, phần đông dân số không có đất SXNN nên phải sống dựa vào rừng. Đối với gia đình tôi, dù có hơn chục ha đất rừng nhưng chẳng biết phát triển cây gì cho có hiệu quả. Đầu năm 2007, Cty Lâm nghiệp Hà Tĩnh đến đề nghị ký hợp đồng trồng cây nguyên liệu với Cty. Lúc ấy tôi quyết làm nên giờ bán vườn cây, có tiền xây căn nhà để trú mưa che nắng, lo cho con cái học hành. Với chúng tôi, Cty Lâm nghiệp Hà Tĩnh như một “bà đỡ” giúp bà con thoát nghèo, vươn lên ổn định cuộc sống”.

Theo ông Bình, khi liên kết trồng rừng với Cty, người dân đựợc hỗ trợ cây giống, một phần phân bón và Cty sẽ bao tiêu toàn bộ sản phẩm. Đây là cách làm đang được tỉnh Hà Tĩnh khuyến khích nhằm tận dụng tối đa những sản phẩm người dân trên địa bàn SX ra.

Ngoài hộ ông Bình ở xã Kỳ Tây, tại các huyện Hương Khê, Cẩm Xuyên còn có hàng ngàn gia đình nhờ liên kết trồng rừng với công ty, nhiều hộ thu nhập bình quân hàng năm đạt hàng trăm triệu đồng.

Nói về kết quả hoạt động năm 2012, ông Hạn cho hay, doanh thu Cty ước đạt trên 59,5 tỷ đồng, đóng góp ngân sách trên 8,7 tỷ. “Để có được kết quả như trên, trong quá trình thực hiện dự án chúng tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ rất nhiều của UBND tỉnh Hà Tĩnh, các sở ban ngành liên quan và sự chỉ đạo sát sao của TCty Lâm nghiệp Việt Nam.

Nhằm tri ân những tình cảm mà tỉnh Hà Tĩnh dành cho Cty, hàng năm chúng tôi tham gia các hoạt động tình nghĩa như ủng hộ người nghèo, thiên tai bão lũ… với số tiền trên 2,6 tỷ đồng góp phần giúp người dân khắc phục. Đặc biệt, sau khi tỉnh phát động phong trào doanh nghiệp chung sức xây dựng nông thôn mới, Cty cũng đã đóng góp 70 triệu đồng giúp một số xã thực hiện các tiêu chí đúng với yêu cầu đề ra”, ông Hạn nói.

Được biết, ngoài việc tự SX gỗ rừng trồng và thu mua từ các hộ dân trên địa bàn Hà Tĩnh, Cty còn mở rộng thị trường thu mua sang các tỉnh khác trong khu vực như Quảng Bình, Nghệ An nhằm đáp ứng đủ nguồn nguyên liệu SX ván băm dăm. Bình quân mỗi năm Cty tiêu thụ từ 50.000 - 72.000 tấn nguyên liệu.

Ông Lê Đình Sơn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh:

Mặc dù là đơn vị đang còn gặp khó khăn về quỹ đất nhưng Cty Lâm nghiệp Hà Tĩnh vẫn hoàn thành xuất sắc mọi kế hoạch được giao, là một trong những đơn vị trong nước đầu tư trên địa bàn có hiệu quả, nộp ngân sách đứng TOP đầu của tỉnh.

Đặc biệt, Cty đã tạo công ăn việc làm, thu nhập ổn định cho hàng ngàn lao động trên địa bàn. Lãnh đạo tỉnh ghi nhận, đánh giá cao về những đóng góp của Cty. Thời gian tới, tỉnh sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất trong việc giao đất, cho thuê đất để Cty phát triển trồng cây gỗ lớn phục vụ chế biến sâu.

Xem thêm
3 đề án bao trùm ngành chăn nuôi bắt đầu đi vào đời sống

Chiều 3/5, Bộ NN-PTNT tổ chức Hội nghị triển khai một số đề án ưu tiên thực hiện Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045.

Xúc động những bức tranh tuyên truyền bệnh dại của học sinh

Bà Đinh Thị Phương Khanh, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Long An chia sẻ: 'Khi nhận các bức tranh dự thi tuyên truyền bệnh dại của các em học sinh, chúng tôi rất xúc động'.

Xã viên sẽ hưởng lợi lớn khi canh tác lúa giảm phát thải

ĐBSCL Theo dự thảo chi trả kết quả giảm phát thải trong Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, nông dân trong các HTX, tổ hợp tác là đối tượng hưởng lợi cao nhất.

Độ mặn trên hệ thống thủy lợi Tả Trạch đảm bảo cho sản xuất

Các đơn vị quản lý, khai thác kiểm tra độ mặn ở các trạm bơm, cống lấy nước trước khi vận hành để đảm bảo yêu cầu sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản.