Báo Nông Nghiệp

Thứ Ba, 8/4/2025 1:15 (GMT +7)

| Hotline: 0983.970.780

Hà Tĩnh thu hoạch vội tôm non chạy bão số 10

Thứ Sáu 15/09/2017 , 08:28 (GMT+7)

Còn gần 1 tháng nữa mới đến kỳ thu hoạch, thế nhưng trước diễn biến phức tạp của bão số 10, các hộ nuôi tôm trên địa bàn Hà Tĩnh đã chủ động thu hoạch tôm non nhằm giảm thiểu thấp nhất thiệt hại do bão gây ra.

Người dân chấp nhận thu hoạch tôm non để chạy bão

Tại xã Cẩm Lộc (huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) có 44 hộ nuôi tôm với 23ha, tập trung ở vùng Bãi Rào, Cồn Kho, Cồn Sim. Phần lớn các hồ nuôi tôm này đều nằm ở khu vực ven biển nên nguy cơ ngập tràn do mưa bão là rất lớn.

Gia đình ông Trần Xuân Văn có 1,3 ha nuôi tôm ở vùng Cồn Kho. Năm ngoái do sự cố môi trường biển nên các ao nuôi đều bỏ trống. Từ đầu năm nay gia đình ông Văn mới thả nuôi được một vụ, vụ thứ 2 này lại phải “chạy” bão số 10. Ông Văn cho biết: “Theo quy trình nuôi tôm, phải đúng 70 đến 80 ngày thì thu hoạch. Nhưng vụ tôm này, một số ao nuôi dù chưa đầy 60 ngày nhưng tôi phải cho thu hoạch sớm, một số mới thả được vài tháng thì chằng chống ao hồ an toàn.Với sản lượng tôm phải thu hoạch non, tính sơ sơ đã thấy thua lỗ nặng rồi”.

Ông Hoàng Văn Ngọ - Chủ tịch UBND xã Cẩm Lộc cho biết: “Đến thời điểm này, có một số hộ nuôi tôm đã thu hoạch gần xong và tất cả đều được các đơn vị kinh doanh thuỷ sản đến mua tận hồ. Còn một số ao nuôi mới thả được vài tháng thì không thể thu non được phải chằng chống ao hồ, xả bớt nước khi cần thiết. Hiện nay, trừ những hộ đã đầu tư bờ bao kiên cố, một số hộ ở khu vực còn lại sẽ tiếp tục thu hoạch “chạy” bão trong sáng nay”.

Hợp tác xã nuôi trồng thuỷ sản Xuân Thành (huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh) hiện có khoảng 20 tấn tôm. Theo đúng chu kỳ thì khoảng một tháng nữa mới thu hoạch. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của bão số 10 nên hợp tác xã này phải thu hoạch để bán sớm. Đến sáng 15/9, Hợp tác xã Xuân Thành đã tiến hành thu hoạch xong toàn bộ lứa tôm trong ao.

Theo ông Nguyễn Công Hoàng, Chi cục trưởng Chi cục Thuỷ sản Hà Tĩnh, về cơ bản, tôm vụ 2 mới thả được vài tháng, một số hộ nuôi sớm cũng gần đến kỳ thu hoạch nên sẽ xuất hồ sớm. Tuy nhiên số diện tích ao nuôi chưa đến kỳ thu hoạch cũng khá lớn nên nếu bão lớn vào, thiệt hại sẽ rất nặng. 

Xem thêm
Đàn vật nuôi Bình Định tăng đều trong quý I

Sau Tết, người chăn nuôi ở Bình Định tích cực tái đàn nên đàn vật nuôi ở tỉnh này tăng đều trong quý I/2025.

Muôn kiểu phòng, chống dịch tả lợn Châu Phi

BÌNH ĐỊNH Trước nguy cơ dịch tả lợn Châu Phi có thể bùng phát bất cứ lúc nào, ngành chức năng Bình Định có nhiều cách phòng dịch bệnh nguy hiểm này để bảo toàn đàn lợn.

'Tuyệt chiêu' trồng hồng giòn Jiro Nhật Bản của lão nông Sơn La

Ứng dụng kỹ thuật sinh học, hạn chế thuốc bảo vệ thực vật, ông Phạm Văn Quyết đã gây dựng thương hiệu hồng giòn Jiro Nhật Bản thành đặc sản trên cao nguyên Mộc Châu.

Những mầm xanh vươn lên từ vùng đất khắc nghiệt

SƠN LA Từ nương rẫy bạc màu, chị Hường vươn lên với mô hình ươm cây giống trong nhà màng, mở ra hướng đi bền vững cho nông nghiệp công nghệ cao tại huyện Vân Hồ.

Đại sứ Colombia: ‘Chính sách tốt bắt nguồn từ cơ sở khoa học vững chắc’

Bà Camila nhấn mạnh điều này khi trao đổi với CIAT và cho rằng Chính phủ các quốc gia phải có trách nhiệm trong việc nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo.

Trái cây an toàn, chất lượng nhờ công nghệ giám sát ruồi vàng

BÌNH DƯƠNG Sử dụng công nghệ IoT giám sát ruồi vàng giúp nông dân chủ động hơn trong việc phòng trừ, không phải đợi đến khi ruồi vàng gây hại quá nặng mới xử lý.

Cơn mưa dập tắt đám cháy rừng trên núi

Sơn La Vụ cháy xảy ra chiều 5/4, ở khu vực núi cao, dốc đứng, địa hình hiểm trở, nhiều đá lăn nên việc tiếp cận hiện trường, chữa cháy gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất