| Hotline: 0983.970.780

Hai mảng màu sáng tối của tộc người Đan Lai miền Tây xứ Nghệ

Thứ Năm 22/11/2018 , 13:21 (GMT+7)

Do cách biệt về địa lý nên tộc người Đan Lai trước kia dựa hẳn vào rừng già, quanh năm chỉ biết đến săn bắn, hái lượm tự nhiên. Sống gần như biệt lập với thế giới bên ngoài nên các hủ tục lạc hậu càng có cơ hội ăn sâu bám rễ, đặc biệt là nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết.

Vấn nạn kéo dài từ đời này sang đời khác dẫn đến muôn vàn hệ lụy đau lòng. Nếu không có sự thay đổi…

Tộc người thiểu số Đan Lai sinh sống tập trung trên địa bàn 6 xã là Châu Khê, Môn Sơn, Lục Dạ, Lạng Khê, Yên Khê và Chi Khê của huyện Con Cuông, Nghệ An.

13-08-57_4
Những hộ quyết tâm bám trụ tại vùng lõi VQG Pù Mát đang phải đối mặt với không ít khó khăn

Đời sống của người dân thiếu thốn đủ bề, lay lắt nhất phải kể đến 176 hộ thuộc 2 bản Búng và Cò Phạt thuộc xã biên giới Môn Sơn, nằm tít sâu trong vùng lõi của Vườn Quốc gia (VQG) Pù Mát tại thượng nguồn Khe Khẳng. Nơi đây cách trung tâm huyện đến 40km nhưng không có đường đi lối lại, muốn ra ngoài dân bản phải di chuyển theo lối mòn và thuyền ba lá dọc theo khe suối, thành thử cơ hội giao thoa vô cùng hạn chế. Trong bối cảnh như vậy, nếu không sớm có phương án khắc phục thì nguy cơ suy thoái giống nòi là điều khó tránh khỏi.

Nhận thấy nhu cầu cấp thiết, ngày 19/12/2006 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 280/2006/QĐ-TTg phê duyệt “Đề án bảo tồn, phát triển bền vững tộc người thiểu số Đan Lai tại vùng lõi VQG Pù Mát”. Sau hơn 10 năm thực hiện, dù vẫn còn đó bộn bề lo toan nhưng nét tưới mới cũng đã xuất hiện, những tia nắng ấm đã tràn về phủ khắp miền đất mới.

Với 42 hộ, 194 khẩu tại Khe Khặng chuyển đến từ năm 2006, (con số này hiện tăng lên 52 hộ với 259 khẩu), Thạch Sơn là bản thực hiện tái định cư (TĐC) hiệu quả nhất. Nhằm giúp bà con sớm ổn định cuộc sống, yên tâm gắn bó nơi vùng đất mới, huyện Con Cuông đã khẩn trương thực hiện công tác giao đất và thực hiện cấp GCNQSDĐ theo đúng quy định hiện hành. Song song với đó, địa phương cũng gấp rút đẩy mạnh đầu tư, xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng tương đối hoàn chỉnh, đồng bộ với tuyến đường giao thông dài 11km nối liền với trung tâm xã Thạch Ngàn.

Lúc này hầu hết các hộ thuộc diện TĐC đều có nhà ở khang trang, sinh hoạt thường ngày cải thiện thấy rõ. Không dừng lại ở đó, dân bản còn được tạo điều kiện tham gia tập huấn chuyển giao kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, được hỗ trợ đào tạo nghề; hỗ trợ con giống (mua trâu bò cày kéo, lợn giống), cây trồng, phân bón; hỗ trợ kinh phí mua dụng cụ sản xuất (cày bừa, cuốc, xẻng); hỗ trợ công tác khuyến nông, xây dựng mô hình kinh tế vườn đồi; hỗ trợ thêm cả dịch vụ BVTV, thú ý trong 3 năm 2007 - 2009... nhiều gia đình vận dụng tốt, từng bước thoát ra khỏi vòng xoáy đói nghèo vốn đeo đẳng như hình với bóng xưa kia.

13-08-57_1
Nhiều mô hình sản xuất tại bản TĐC Thạch Sơn đang mang lại hiệu quả

Với quỹ đất sản xuất khoảng 70ha, bà con bản TĐC Thạch Sơn đã chủ động thâm canh tăng vụ, trồng rau màu, đậu, đỗ các loại kết hợp trồng cây ăn quả, phát triển nhiều mô hình chăn nuôi gia súc, gia cầm để cải thiện nguồn thu. Hiệu quả được chứng thực qua con số cụ thể, tính rộng ra khắp bản làng có đến 100 con trâu, bò, trên 60 con lợn thịt, hàng trăm con gia cầm cùng hàng chục ha đất đồi phủ một màu xanh mướt của tầng tầng lớp lớp keo, mét trải dài hút tắp.

Điển hình phải kể đến hộ ông La Quang Vinh. Còn nhớ ngày rời bản Cò Phạt, cả gia đình ủ rũ kéo nhau về Thạch Ngàn với hành trang là “đôi bàn tay trắng cùng tương lai bất định”. Ấy thế nhưng sau 10 năm tích cực hòa nhập, mọi thứ dường như đã hoàn toàn đổi khác, giờ vợ chồng ông Vinh có trong tay gần chục con trâu, bò béo ú, dăm con dê, vài con lợn thịt núc ních, trên hết là sự chuyển biến rõ rệt về tư duy.

Không còn cảnh “4 không” (không điện, đường, trường, trạm), hiện người dân được sống trong điều kiện tương đối đủ đầy, sung túc. 100% nhà ở đều được xây dựng kiên cố, nhà nhà được sử dụng điện lưới quốc gia, được dùng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, trẻ em trong độ tuổi đều được đến trường.

13-08-57_3
Cuộc sống của con trẻ được chăm lo
“Ngày còn ở Khe Khặng khốn khó vô cùng tận, cuộc sống thiếu thốn đủ bề, quanh năm suốt tháng chỉ biết trông chờ vào con tôm con cá, vào chút măng rừng. Con trẻ cơm ăn không đủ no, mặc không đủ ấm, lớn lên chẳng biết mặt chữ, cứ thế loay hoay mãi không thoát ra khỏi lối mòn của lớp cha ông. Về bản TĐC Thạch Sơn, nhờ thụ hưởng chính sách của nhà nước nên nghèo đói không còn bủa vây, cảnh chạy vạy từng bữa no không còn phổ biến”, ông La Quang Vinh không giấu nổi sự hân hoan.

Nhằm bảo tồn và phát triển bền vững văn hóa xã hội, các cấp, ngành đã tập trung tăng cường tuyên truyền, vận động thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về hôn nhân gia đình, xây dựng bản làng văn hóa, từng bước mở rộng giao lưu với các dân tộc khác.

“Sau hơn 10 năm TĐC, người Đan Lai chúng tôi nhận được sự quan tâm đặc biệt của chính quyền các cấp, của các cơ quan đoàn thể. Thời gian đầu dân bản gặp nhiều khó khăn, thách thức nhưng về sau tình hình khởi sắc thấy rõ, người Đan Lai tại Thạch Ngàn từng bước hòa nhập cộng đồng, nhiều hộ hình thành ý thức vươn lên”, Bí thư Đảng Ủy xã Thạch Ngàn, ông Võ Đình Thành khẳng định.
 

Trăn trở

Tiếc nhưng vẫn phải thừa nhận, dấu ấn tích cực tại khu TĐC Thạch Sơn gần như là điểm sáng lớn nhất trong bức tranh còn lắm nét u buồn về tộc người thiểu số Đan Lai. Phần còn lại dù có chuyển biến nhưng không đáng kể, cơ bản vẫn đang loay hoay giữa bộn bề gian khó.

Xuất phát từ quỹ đất TĐC thiếu hụt nên quá trình thực hiện quy hoạch (khu dân cư, nhà ở, nước sạch, điện sinh hoạt, đường giao thông, trường học, đất sản xuất nông lâm nghiệp) di dân từ vũng lõi VQG Pù Mát đến điểm số 2 thuộc bản Kẻ Tắt, xã Thạch Ngàn chỉ đáp ứng được cho 35/40 hộ. Mặc dầu thời gian qua huyện Con Cuông cùng các đơn vị liên quan đã tập trung đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhưng tiến độ không được ý muốn, ghi nhận đến thời điểm này mới có khoảng… 5 hộ đồng ý chuyển đi.

Trong khi đó, điểm TĐC số 3 thuộc bản Bá không đủ điều kiện lập dự án, lý do là quỹ đất quá eo hẹp và thiếu nguồn nước sinh hoạt(?!).

Qua thống kê sơ bộ, tính đến hết năm 2017 việc lập, phê duyệt quy hoạch TĐC mới thực hiện được 2/3 điểm, đạt 66,7 %; lèo tèo 42/146 hộ thực hiện nhiệm vụ di dời, tương đương 23,9%. Với tình hình hiện tại, kế hoạch 77 hộ di chuyển đến các điểm TĐC theo yêu cầu, nhiệm vụ của Đề án 280 đề ra khi kết thúc quý III/2018 e rằng khó khả thi.

13-08-57_5
Thiếu đất sản xuất là nguyên nhân chính khiến nhiều hộ gia đình quyết tâm bám trụ tại vùng lõi VQG Pù Mát phải đối mặt với không ít khó khăn

Có nhiều nguyên nhân gây cản trở. Về khách quan, phải thừa nhận việc di dân khỏi vùng lõi rừng đặc dụng không đơn giản, tốn kém, mang tính lâu dài và tỷ lệ thành công không cao. Thực tiễn tại các VQG như Cúc Phương, Bạch Mã, Phong Nha Kẻ Bàng hay nhiều Khu BTTN khác trong cả nước là minh chứng rõ nét nhất.

Trong khi đó, xét trên phương diện chủ quan dễ nhận thấy việc lập quy hoạch TĐC còn lắm bấp cập, chưa chính xác, chưa phù hợp với điều kiện thực tiễn. Cùng với đó, tâm lý của đồng bào Đan Lai nhìn chung chưa sẵn sàng từ bỏ tập quán sống khép kín, phần đông còn ngại rời xa nơi quen chốn cũ. Trong tiềm thức của họ, ông bà tổ tiên bao đời nay đã gắn bó mật thiết thì những thế hệ sau phải có trách nhiệm tiếp nối, duy trì…

Thời điểm đề án được phê duyệt, tại 2 bản Cò Phạt và Búng chỉ có 176 hộ sinh sống. Theo kế hoạch 146 hộ sẽ được di dời đến nơi ở mới tại xã Thạch Ngàn, 30 hộ còn lại sẽ tiếp tục sinh sống ở bản Cò Phạt với mục tiêu phát triển du lịch sinh thái, khai thác và gìn giữ nét đặc trưng văn hóa.

Năm 2007 có 42 hộ được đưa ra bản TĐC Thạch Sơn, từ đó đến nay mọi thứ dậm chân tại chỗ. Khảo sát sau hơn 10 năm, tộc người Đan Lai ở vùng lõi VQG Pù Mát phát triển lên gần 230 hộ với khoảng 1.000 nhân khẩu, điều này đồng nghĩa với áp lực về quỹ đất càng tăng lên gấp bội lần.

Trong khi hàng trăm hộ dân đang phải sống trong cảnh “đi không được, ở cũng chẳng xong” thì cách đó hơn 50km, hệ thống cơ sở hạ tầng tại khu TĐC cư Kẻ Tắt có dấu hiệu hư hỏng nặng sau nhiều năm… hoang lạnh.

 

Xem thêm
Thông tin đối ngoại về quyền con người trong tình hình mới

Hiện nay, truyền thông về quyền con người, thông tin đối ngoại đã được triển khai mạnh mẽ với sự quan tâm chỉ đạo, tham gia đóng góp của cả hệ thống chính trị.

Số hóa thị trường nông sản thông qua phần mềm AgriDataGo

AgriDatatGo là phần mềm giúp bà con nhanh chóng tiếp cận với thị trường mà sản phẩm hướng tới, cũng như cách thức để sản phẩm đáp ứng các yêu cầu của thị trường đó.

Uông Bí tiếp nhận gần 4.000 đơn đề nghị hỗ trợ sản xuất nông nghiệp

QUẢNG NINH Sau cơn bão số 3, các hộ dân và các công ty lâm nghiệp đang tích cực thực hiện tận thu, dọn dẹp phòng chống cháy rừng, chuẩn bị hiện trường trồng rừng vụ mới.