| Hotline: 0983.970.780

Hải Phòng và Lâm Đồng phối hợp tiêu thụ nông sản

Chủ Nhật 23/06/2024 , 08:38 (GMT+7)

HẢI PHÒNG Chương trình phối hợp được ký kết nhằm củng cố, tìm kiếm và mở rộng thị trường tiêu thụ các sản phẩm nông, lâm, thủy sản đảm bảo chất lượng của 2 địa phương.

Ngoài lãnh đạo Sở NN-PTNT cùng các đơn vị liên quan, còn có đông đảo các doanh nghiệp 2 địa phương cũng tham dự hội nghị. Ảnh: Đinh Mười.

Ngoài lãnh đạo Sở NN-PTNT cùng các đơn vị liên quan, còn có đông đảo các doanh nghiệp 2 địa phương cũng tham dự hội nghị. Ảnh: Đinh Mười.

Ngày 22/6, tại Hải Phòng, Sở NN-PTNT thành phố Hải Phòng và Sở NN-PTNT Lâm Đồng đã ký kết “Chương trình phối hợp trong công tác quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm và xúc tiến thương mại, phát triển thị trường sản phẩm nông, lâm, thủy sản” giữa hai địa phương.

Chương trình phối hợp có 7 nội dung với mục đích nhằm tăng cường phối hợp trong công tác quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm giữa Sở NN-PTNT thành phố Hải Phòng và Sở NN-PTNT Lâm Đồng nhằm phát huy vai trò “cầu nối” giữa các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản của 2 địa phương.

Bên cạnh có, thông qua đây sẽ giúp củng cố, tìm kiếm và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm nông lâm thủy sản thực phẩm đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, các sản phẩm có thế mạnh, sản phẩm OCOP của 2 địa phương.

Ông Nguyễn Ngọc Tuất, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT thành phố Hải Phòng cho biết, thông qua chương trình phối hợp, Sở NN-PTNT thành phố Hải Phòng và Sở NN-PTNT Lâm Đồng sẽ trao đổi thông tin và kinh nghiệm về xây dựng quy hoạch, đề án, chương trình phát triển tiêu thụ nông, lâm, thủy sản cũng như trao đổi các cơ chế, chính sách về công tác quản lý đảm bảo an toàn thực phẩm từ khâu sản xuất, sơ chế, chế biến, kinh doanh sản phẩm lĩnh vực này.

Các doanh nghiệp tỉnh Lâm Đồng tham quan gian hàng trưng bày nông sản đặc trưng của thành phố Hải Phòng. Ảnh: Đinh Mười.

Các doanh nghiệp tỉnh Lâm Đồng tham quan gian hàng trưng bày nông sản đặc trưng của thành phố Hải Phòng. Ảnh: Đinh Mười.

Hai bên sẽ trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm trong việc tham mưu cho UBND thành phố Hải Phòng cũng như UBND tỉnh Lâm Đồng các cơ chế, chính sách về công tác quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản, giúp thông tin kịp thời khi có sản phẩm nông lâm thuỷ sản có nguy cơ cao và mất an toàn thực phẩm để phối hợp quản lý, giám sát, truy xuất nguồn gốc và chủ động triển khai các biện pháp ngăn chặn.

Bên cạnh đó, 2 địa phương cũng sẽ tăng cường hơn nữa việc kiểm tra, giám sát chất lượng các sản phẩm nông, lâm, thủy sản lưu thông trên thị trường, từ sản xuất, sơ chế, chế biến đến lưu thông, phân phối, tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, quảng bá và giới thiệu các sản phẩm có chất lượng, đảm bảo an toàn cung ứng cho thị trường thành phố Hải Phòng và ngược lại.

“Chương trình phối hợp là căn cứ để hỗ trợ nhau trong giới thiệu, khuyến khích và kết nối, thu hút các doanh nghiệp tham gia sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm nông lâm thủy sản an toàn giữa hai tỉnh, thành phố. Mặt khác, sẽ đẩy mạnh hơn nữa việc phối hợp, tạo điều kiện thuận lợi trong phát triển mạng lưới tiêu thụ sản phẩm nông lâm, thủy, sản và xúc tiến, hợp tác các dự án đầu tư phát triển trong các lĩnh vực: sản xuất, sơ chế, chế biến, tiêu thụ sản phẩm, phát triển sản xuất theo chuỗi, từ sản xuất đến bàn ăn”, ông Nguyễn Ngọc Tuất chia sẻ.

Theo Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản Hải Phòng, trong những năm qua thông qua các đơn vị chuyên môn trực thuộc, giữa 2 địa phương đã triển khai tích cực công tác đảm bảo an toàn thực phẩm và phối hợp có hiệu quả trong liên kết sản xuất với tiêu thụ, thúc đẩy giao thương thực phẩm nông, lâm, thuỷ sản giữa hai địa phương.

Doanh nghiệp 2 địa phương ký kết phối hợp tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp trước sự chứng kiến của lãnh đạo Sở NN-PTNT và các đơn vị trực thuộc. Ảnh: Đinh Mười.

Doanh nghiệp 2 địa phương ký kết phối hợp tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp trước sự chứng kiến của lãnh đạo Sở NN-PTNT và các đơn vị trực thuộc. Ảnh: Đinh Mười.

Sau khi ký kết chương trình phối hợp, hai bên sẽ phân công cán bộ theo dõi, tổng hợp về công tác quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản và cung cấp các tài liệu, văn bản liên quan, trao đổi kinh nghiệm về công tác quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản để cùng tham khảo thực hiện.

Hai đơn vị cũng sẽ tăng cường kiểm tra chất lượng các sản phẩm nông sản từ tỉnh Lâm Đồng ra thị trường thành phố Hải Phòng và ngược lại và trao đổi thông tin kịp thời giữa hai đơn vị để phối hợp quản lý ở cơ sở sản xuất, cũng như truy xuất nguồn gốc sản phẩm khi có yêu cầu.

Bên cạnh đó, trên cơ sở quy chế phối hợp, các bên sẽ cung cấp thông tin về nhu cầu thị trường của hai tỉnh, thành phố đối với các sản phẩm nông lâm thủy sản để lựa chọn sản phẩm, xây dựng vùng nguyên liệu. Đồng thời sẽ xây dựng và phát triển vùng sản xuất nông lâm thủy sản, quản lý chặt chẽ chất lượng sản phẩm cung ứng cho thị trường hai tỉnh, thành phố để hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm nông lâm thuỷ sản, phát triển thị trưởng sản phẩm.

Những năm qua, lĩnh vực nông nghiệp của thành phố Hải Phòng đã có những kết quả khả quan, năm 2024 giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản toàn thành phố ước đạt hơn 15 nghìn tỷ đồng, vượt so chỉ tiêu được giao. Trong 6 tháng đầu năm 2024, toàn ngành nông nghiệp ở Hải Phòng cơ bản hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu, nhiệm vụ được Bộ NN-PTNT, Thành ủy, Hội đồng nhân dân, UBND thành phố giao với giá trị sản xuất ngành nông lâm thủy sản ước đạt khoảng 8 nghìn tỷ đồng.

Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp của 2 địa phương chia sẻ những khó khăn, những mong muốn thông qua hội nghị. Ảnh: Đinh Mười.

Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp của 2 địa phương chia sẻ những khó khăn, những mong muốn thông qua hội nghị. Ảnh: Đinh Mười.

Dù có những đột phá nhất định trong phát triển nông nghiệp nhưng nếu mổ xẻ cụ thể vẫn còn tồn tại những khó khăn, bất cập nhất định khi sản xuất nông nghiệp, thủy sản chịu ảnh hưởng lớn của thiên tai, dịch bệnh với mức độ rủi ro lớn, lợi nhuận không cao. Diện tích đất canh tác liên tục giảm để đáp ứng nhu cầu đô thị hoá, sản xuất công nghiệp, dịch vụ và nhu cầu đầu tư cho phát triển hạ tầng nông nghiệp, nông thôn lớn, song khả năng đáp ứng của các nguồn lực còn thấp.

Bên cạnh đó, nhân lực lao động nông nghiệp giảm, một bộ phận nông dân không gắn bó với nông nghiệp do thu nhập từ nghề nông thấp, ruộng đất manh mún, phân tán, đầu tư thường gặp rủi ro. Trong khi đó, các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp chủ yếu là vừa và nhỏ, nguồn lực thấp, thị trường tiêu thụ chưa được khai thông nên khó sản xuất nông sản hàng hoá.

Về vấn đề đầu ra nông sản, nếu như mối liên kết giữa người nông dân và doanh nghiệp trong sản xuất và bao tiêu sản phẩm còn hạn chế, thị trường tiêu thụ nông sản không ổn định gây khó trong việc thu hút các doanh nghiệp đầu tư sản xuất nông nghiệp hàng hoá tập trung.

Về công tác quản lý nhà nước, lực lượng trong hệ thống quản lý chất lượng nông lâm thủy sản còn mỏng, nhất là cấp cơ sở trong khi địa bàn, lĩnh vực quản lý lại rất rộng, nhận thức của người sản xuất, người tiêu dùng mặc dù đã được nâng lên nhưng vẫn còn hạn chế về thực phẩm an toàn, sự ảnh hưởng của thực phẩm không an toàn đến sức khoẻ, chất lượng cuộc sống của con người và chất lượng nguồn nhân lực.

Do vậy, thông qua việc ký kết chương trình cụ thể như thế này sẽ giúp nâng cao hơn nữa công tác quản lý an toàn thực phẩm trong tình hình mới, quảng bá, giới thiệu sản phẩm nông nghiệp an toàn, sản phẩm chủ lực, đặc sản của hai địa phương, nhằm kết nối tiêu thụ sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản chất lượng, an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố Hải Phòng và tỉnh Lâm Đồng. Đây cũng là sự kỳ vọng, sự mong mỏi của nhiều doanh nghiệp của 2 địa phương để sớm vượt qua những khó khăn vô hình mà nhiều năm qua chưa được cơ quan chức năng tháo gỡ dứt điểm.

Trong kế hoạch triển khai thực hiện chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững thành phố Hải Phòng giai đoạn 2022-2030, tầm nhìn đến năm 2050: “Mục tiêu cụ thể đến năm 2030 tăng trưởng GRDP lĩnh vực nông, lâm, thủy sản Hải Phòng bình quân đạt 1,1%/năm; tốc độ tăng năng suất lao động nông lâm thủy sản đạt bình quân từ 5,5 - 6%/năm; đến năm 2025, có 100% số xã cơ bản đạt tiêu chí xã nông thôn mới kiểu mẫu, nông thôn mới nâng cao; đến năm 2030, có trên 90% số huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao”.

Xem thêm
Hạt tiêu Việt Nam sẽ được hưởng lợi nhờ giá xuất khẩu cao

Tháng 8/2024, giá bình quân xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam đạt mức cao kỷ lục 6.012 USD/tấn, tăng 0,9% so với tháng 7/2024 và tăng mạnh 61,1% so với tháng 8/2023.

Năm tuyển sinh đặc biệt của Trường Đại học Lâm nghiệp

HÀ NỘI Trường Đại học Lâm nghiệp (Bộ NN-PTNT) tổ chức lễ nhập học cho tân sinh viên khóa K69 trong không khí rộn ràng của chuỗi sự kiện kỷ niệm 60 năm ngày thành lập trường.

Aboitiz Foods khánh thành nhà máy thức ăn chăn nuôi trị giá 45 triệu USD

Long An Ngày 26/9, Tập đoàn Aboitiz Foods khánh thành nhà máy thức ăn chăn nuôi Gold Coin Feedmill Long An tại huyện Bến Lức, tỉnh Long An, có tổng mức đầu tư 45 triệu USD.

Giới đầu tư săn tìm biệt thự ven biển Hạ Long khi nguồn cung nhỏ giọt

QUẢNG NINH Quỹ đất trực vịnh Hạ Long ngày càng khan hiếm khiến nguồn cung biệt thự ven biển ít ỏi, nhiều nhà đầu tư đang tìm kiếm cơ hội từ dòng sản phẩm này.

Bình luận mới nhất