| Hotline: 0983.970.780

'Hái ra tiền' với hàng nghìn chậu lan cắt cành

Thứ Hai 21/12/2020 , 13:30 (GMT+7)

Trồng hoa lan cắt cành bán cho các cửa hàng hoa tươi, gia đình ông Trương Thành ở Đà Lạt có nguồn thu nhập cao, trở nên giàu có.

Gia đình ông Trương Thành (ngụ xã Xuân Trường, TP Đà Lạt, Lâm Đồng) đang trồng 4.000 chậu địa lan và 11.000 chậu lan vũ nữ. Vườn lan được ông chăm sóc công phu và đều bước vào giai đoạn kinh doanh. 

Gia đình ông Trương Thành (ngụ xã Xuân Trường, TP Đà Lạt, Lâm Đồng) đang trồng 4.000 chậu địa lan và 11.000 chậu lan vũ nữ. Vườn lan được ông chăm sóc công phu và đều bước vào giai đoạn kinh doanh. 

Chủ vườn chia sẻ, trước đây, gia đình ông trồng cà phê và các loại rau củ. Đến năm 2017, thấy việc trồng hoa lan cho thu nhập cao nên gia đình chuyển qua trồng lan.

Chủ vườn chia sẻ, trước đây, gia đình ông trồng cà phê và các loại rau củ. Đến năm 2017, thấy việc trồng hoa lan cho thu nhập cao nên gia đình chuyển qua trồng lan.

''Thời gian đầu, vì chưa có kinh nghiệm chăm sóc nên lan bị vàng lá, thối rễ và chết nhiều. Thiệt hại cũng nhiều', ông Trương Thành thổ lộ.

''Thời gian đầu, vì chưa có kinh nghiệm chăm sóc nên lan bị vàng lá, thối rễ và chết nhiều. Thiệt hại cũng nhiều", ông Trương Thành thổ lộ.

Cũng theo ông Thành, để trồng địa lan, gia đình đã đầu tư hàng trăm triệu đồng làm nhà lưới, kệ sắt, hệ thống tưới... 

Cũng theo ông Thành, để trồng địa lan, gia đình đã đầu tư hàng trăm triệu đồng làm nhà lưới, kệ sắt, hệ thống tưới... 

Để địa lan phát triển tốt, ông Thành sử dụng nhiều loại phân bón khác nhau. Giá thể trồng cây bao gồm vỏ đậu phộng (vỏ lạc) kết hợp các chất mùn khác để vừa giữ độ ẩm vừa cung cấp chất dinh dưỡng cho cây.

Để địa lan phát triển tốt, ông Thành sử dụng nhiều loại phân bón khác nhau. Giá thể trồng cây bao gồm vỏ đậu phộng (vỏ lạc) kết hợp các chất mùn khác để vừa giữ độ ẩm vừa cung cấp chất dinh dưỡng cho cây.

Gia đình ông Thành cũng xây dựng bể xử lý nước để tưới cho lan. Nguồn nước được ông bơm lên từ giếng khoan bên cạnh và trước khi tưới, chủ vườn phải kiểm tra chất lượng, nồng độ pH... 

Gia đình ông Thành cũng xây dựng bể xử lý nước để tưới cho lan. Nguồn nước được ông bơm lên từ giếng khoan bên cạnh và trước khi tưới, chủ vườn phải kiểm tra chất lượng, nồng độ pH... 

Hiện nay, 4.000 chậu địa lan của gia đình ông Trường Thành cho thu hoạch đều đặn 700 cành hoa mỗi tháng. Nông dân này đang bán cho các cửa hàng hoa tươi ở TP.HCM với giá 50.000-60.000 đồng/cành.  

Hiện nay, 4.000 chậu địa lan của gia đình ông Trường Thành cho thu hoạch đều đặn 700 cành hoa mỗi tháng. Nông dân này đang bán cho các cửa hàng hoa tươi ở TP.HCM với giá 50.000-60.000 đồng/cành.  

Cùng với địa lan, gia đình ông Thành đang trồng 11.000 chậu lan vũ nữ cắt cành.

Cùng với địa lan, gia đình ông Thành đang trồng 11.000 chậu lan vũ nữ cắt cành.

Hợp khí hậu và được chăm sóc tỉ mỉ nên lan vũ nữ của gia đình ông phát triển mạnh. Sau 1 năm xuống giống, lan vũ nữ trổ bông và bắt đầu cho thu hoạch.

Hợp khí hậu và được chăm sóc tỉ mỉ nên lan vũ nữ của gia đình ông phát triển mạnh. Sau 1 năm xuống giống, lan vũ nữ trổ bông và bắt đầu cho thu hoạch.

Trong điều kiện chăm sóc tốt, mỗi năm, một chậu lan vũ nữ cho cắt 4-5 cành. ''Hiện tại, gia đình đang bán lan vũ nữ cho các shop hoa tươi với giá 15.000 đồng'', ông Trương Thành hồ hởi. 

Trong điều kiện chăm sóc tốt, mỗi năm, một chậu lan vũ nữ cho cắt 4-5 cành. ''Hiện tại, gia đình đang bán lan vũ nữ cho các shop hoa tươi với giá 15.000 đồng'', ông Trương Thành hồ hởi. 

Trung bình, mỗi tháng, gia đình ông Thành thu hoạch trên 4.000 cành vũ nữ.

Trung bình, mỗi tháng, gia đình ông Thành thu hoạch trên 4.000 cành vũ nữ.

Nhờ trồng địa lan và lan vũ nữ cắt cành, mỗi tháng, gia đình ông Thành có nguồn thu nhập hàng chục triệu đồng và trở thành gia đình khấm khá ở địa phương.  

Nhờ trồng địa lan và lan vũ nữ cắt cành, mỗi tháng, gia đình ông Thành có nguồn thu nhập hàng chục triệu đồng và trở thành gia đình khấm khá ở địa phương.  

Xem thêm
Đưa vào hoạt động cống ngăn mặn lớn thứ hai tại miền Tây

Liên kết chuỗi là giải pháp để ngành tôm phát triển. Cả nước có 5.167 tổ khuyến nông cộng đồng. Đưa vào hoạt động cống ngăn mặn lớn thứ hai tại miền Tây. Việt Nam có hơn 100 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu gừng, nghệ.

Dịch bệnh thủy sản diễn biến phức tạp, người nuôi làm gì để thích ứng?

KHÁNH HÒA ThS Võ Thị Ngọc Trâm, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III và ông Nguyễn Văn Hà, Giám đốc Điều hành Công ty TNHH Dịch vụ Sản xuất Thương mại Ngọc Thủy cùng thảo luận, chia sẻ các giải pháp thích ứng với dịch bệnh trên thủy sản diễn biến phức tạp hiện nay.

Khai thác 'mỏ vàng' từ vựa cỏ bàng Phú Mỹ

Kiên Giang Bảo tồn và phát triển bền vững nghề đan cỏ bàng Phú Mỹ nhằm tạo việc làm cho người dân và phục vụ công tác nghiên cứu khoa học, phát triển du lịch sinh thái.

Trực tiếp: Quốc hội thảo luận về tình hình thực hiện ngân sách Nhà nước

Báo Nông nghiệp Việt Nam tiếp sóng trực tiếp Quốc hội thảo luận ở hội trường về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2024.