| Hotline: 0983.970.780

Hàng chục héc-ta rừng phòng hộ hồ Vực Mấu bị 'xẻ thịt' để trồng keo

Thứ Hai 07/05/2018 , 14:20 (GMT+7)

Năm 2007, hàng trăm ha rừng phòng hộ (RPH) đầu nguồn hồ Vực Mấu được giao cho Ban quản lý RPH Quỳnh Lưu, Nghệ An quản lý. Từ đó, hàng chục ha rừng bị cạo trọc, thay thế bằng keo.

11-27-38_rph_du_nguon_ho_vuc_mu_bi_khi_thctrong_keo
RPH đầu nguồn hồ Vực Mấu bị khai thác trồng keo

Cuối tháng 4, chúng tôi liên tục nhận được thông tin người dân cung cấp, tại khu vực RPH thuộc địa phận các xã Quỳnh Trang (thị xã Hoàng Mai), Quỳnh Tân, Tân Thắng (huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An), hàng chục đối tượng ngang nhiên khai thác keo để trồng mới. Không những thế, các đối tượng còn đưa cơ giới vào đào hào, phân lô, xây dựng nhà trên phần đất thuộc quản lý của BQL RPH Quỳnh Lưu. Đây là RPH xung yếu đầu nguồn hồ Vực Mấu, một trong những công trình thủy lợi lớn nhất của tỉnh Nghệ An.

Hồ Vực Mấu- lá phổi xanh của cả thị xã Hoàng Mai và huyện Quỳnh Lưu, có tổng lưu vực hứng nước 215 km2, trữ lượng thiết kế 75 triệu m3 nước. Đây là nguồn cấp, đảm bảo nước sinh hoạt cho 40.000 hộ dân; tưới cho hơn 4.600 ha đất canh tác; nuôi trồng thuỷ sản lòng hồ và tạo nguồn nước nuôi trồng thuỷ sản 400 ha trong khu vực, đồng thời cắt giảm lũ cho hạ lưu. Hồ Vực Mấu là một không gian sinh thái thu hút được nhiều du khách đến đây thưởng ngoạn và địa phương đang xây dựng khu vực này trở thành một khu du lịch sinh thái tiềm năng, góp phần tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân. Vì thế, khi RPH đầu nguồn hồ Vực Mấu bị xâm lấn, rất nhiều người dân xót xa, lo lắng.

Việc phá RPH hồ Vực Mấu trồng keo diễn ra ngang nhiên từ nhiều năm nay. Đến chu kỳ, người dân lại khai thác keo để trồng mới. Thế nhưng, cơ quan chức năng vẫn không tìm ra được phương án ngăn chặn.

Đứng trên thành đập công trình thủy lợi hồ Vực Mấu có thể dễ dàng nhận ra, một dải rừng ngay mép hồ kéo dài hàng km đã không còn một bóng cây xanh. Thay vào đó là một màu đen, trơ trụi, hậu quả của việc phát, đốt rừng trồng keo.

Người dân ở đây cho biết, hiện trạng RPH hồ Vực Mấu hiện nay chẳng khác gì rừng trồng đã được Nhà nước giao cho người dân quản lý, sử dụng vào mục đích lâm nghiệp. Họ vô tư khoanh lô, khai thác, cạo trọc để trồng keo mới.

Để kiểm chứng lời người dân, từ thân đập hồ Vực Mấu, chúng tôi chạy xe khoảng 20 phút, vòng qua các xóm 12, 13 để đến được điểm bị đốt phát trồng keo. Con đường dẫn đến khu vực đồi Đuôi Thằn lằn tuy không rộng và bằng phẳng nhưng đủ để ô tô vận chuyển gỗ từ rừng ra ngoài.

11-27-38_khu_vuc_duoi_thn_ln_bi_co_troc
Khu vực đồi Đuôi thằn lằn bị cạo trọc

Theo người dân địa phương, đây là tuyến độc đạo từ khu vực RPH ra bên ngoài bởi chúng được bao bọc bởi phần lớn mặt nước của hồ Vực Mấu. Đuôi Thằn lằn hiện lên trước mắt chúng tôi cảnh tượng hoang tàn không còn một chút dáng dấp của cánh RPH xanh bạt ngàn trước nay. Ngay đầu con đường dẫn vào rừng, một ngôi nhà xây, mái ngói sắp sửa hoàn thiện. Người dân ở đây khẳng định, đó là ngôi nhà của ông Ái, công dân xã Quỳnh Tân dựng lên trên phần đất RPH, thuộc địa phận xã Quỳnh Tân. Dưới đất, rễ cây chỏng chơ, cành cây bị đốt thành than, tro bụi, cây sắn, keo non đã bén rễ.

Không những khai thác và trồng mới, những khoảnh rừng này còn bị các đối tượng dùng máy múc thành hào, rãnh để phân lô. Cảnh tượng ở một cánh RPH xung yếu khiến chúng tôi liên tưởng đến những cánh rừng sản xuất, rừng trồng đã được giao khoán cho người dân. Không có bóng dáng lực lượng chức năng trên cánh rừng trơ trụi này, trong chiều buổi chiều tà, chúng tôi ghi nhận có hàng chục người phía xa xa đang lúi húi đào hố trồng cây. Chẳng ai xua đuổi, đám người vô tư đào hố, trồng cây ngay ở phần đất tiếp giáp mặt nước hồ Vực Mấu lên đến đỉnh đồi.

Người dẫn đường khẳng định, đó là công dân xóm 12, 13 xã Quỳnh Trang. Họ ồ ạt lên khai thác keo vào cuối năm năm ngoái, đến cuối tháng 4 thì đốt phát, trồng keo chu kỳ mới.

11-27-38_dung_my_muc_phn_lo
Dùng máy múc phân lô

Người dân ở đây cũng cho biết thêm, từ năm 2013, khu vực rừng này đã xuất hiện một số đối tượng lạ mặt đến xâm lấn, chặt phát trồng keo. Tuy nhiên, do cơ quan chức năng thiếu quyết liệt, không xử lý dứt điểm nên họ được đà lấn tới. Sau khi trồng được một số diện tích keo, đến chu kỳ khai thác, họ tổ chức lực lượng khai thác để trồng mới. Việc khai thác, trồng mới lần này diễn ra liên tục từ cuối năm 2017 đến nay, lực lượng chức năng đã đến hiện trường, lập biên bản. Thế nhưng, khi lực lượng chức năng rút, người dân lại tiếp tục khai thác.

Đến thời điểm cuối tháng 4/2018, theo ghi nhận của PV, gần như toàn bộ khu vực Đuôi Thằn lằn đã được khai thác hết và thay thế bằng cây keo con. “Lực lượng chức năng có đến, lập biên bản hiện trường nhưng khi họ vừa đi thì người dân lại lên tiếp tục khai thác. Việc khai thác diễn ra từ cuối năm 2017 đến nay, phải có đến trên 40 ha keo bị khai thác, trồng mới", người dẫn đường khẳng định.

Ông Lê Ngọc Hữu, Hạt trưởng Hạt kiểm lâm thị xã Hoàng Mai cho biết, khi đoàn kiểm tra được lập để xác minh thông tin RPH khu vực Đuôi Thằn lằn bị khai thác để trồng keo thì số lượng tang vật chỉ khoảng 1-2 xe gỗ keo và diện tích khai thác không đáng kể. Tuy nhiên, khi được chúng tôi thông tin về diện tích khoảng 40 ha bị khai thác trồng mới thì ông Hữu mới cho biết, riêng xã Quỳnh Trang khoảng 15 ha, còn lại là diện tích thuộc xã Quỳnh Tân (Quỳnh Lưu).

Số liệu này cũng không trùng khớp khi BQL RPH huyện Quỳnh Lưu cung cấp, tổng diện tích rừng bị khai thác để trồng mới tính đến thời điểm cuối tháng 4/2018 là khoảng 30 ha, trong đó riêng xã Quỳnh Trang 18 ha.

11-27-38_mot_ngoi_nh_xy_dung_dng_do_hien_len
Một ngôi nhà dang dở hiện lên

Ngoài khu vực Đuôi thằn lằn thuộc xã Quỳnh Trang, Quỳnh Tân, theo thông tin từ Chi cục Kiểm lâm Nghệ An, tại lô 7, khoảnh 5, tiểu khu 334, thửa 32, tờ bản đồ 02, thuộc xóm Nam Việt, xã Tân Thắng (Quỳnh Lưu) cũng xẩy ra hiện tượng phá RPH. Đây là diện tích RPH thuộc hồ chứa nước Khe Lại (hồ Vực Mấu 2). Theo thống kê của cơ quan chức năng, tại thời điểm giữa tháng 3 đã có 5,71 ha RPH bị cạo trọc. Trong đó, cây rừng bị chặt hạ tại hiện trường là 2,81 ha, 2,9 ha bị các đối tượng sử dụng máy cày xới.

Câu hỏi đặt ra là, vai trò của ngành chức năng đến đâu khi để việc phá RPH trồng keo diễn ra từ năm này qua năm khác. Có hay không việc tiếp tay của một số cá nhân, tổ chức? Chỉ biết rằng, việc chặt, phát rừng trồng keo đã khiến hồ Vực Mấu – lá phổi xanh của vùng Nam Thanh – Bắc Nghệ mất đi tấm lá chắn, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn, ảnh hưởng đến an toàn thân đập; hàng nghìn hộ dân vùng hạ lưu hồ Vực Mấu rơi vào tình cảnh ngàn cân treo sợi tóc khi mùa mưa đến.

11-27-38_khong_co_bong_dng_luc_luong_chuc_nng_nguoi_dn_vn_vo_tu_do_ho_trong_keo
Không có bóng dáng lực lượng chức năng, người dân vẫn vô tư đào hố, trồng keo

Quy chế Quản lý rừng phòng hộ, Điều 14, ghi rõ về việc tận thu, tận dụng gỗ trong rừng phòng hộ là rừng tự nhiên:

1. Đối với rừng phòng hộ đầu nguồn rất xung yếu, rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay, rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển; rừng phòng hộ bảo vệ môi trường là rừng tự nhiên không được phép khai thác gỗ.

2. Đối với rừng phòng hộ đầu nguồn xung yếu là rừng tự nhiên chỉ được phép tận thu gỗ là những cây, lóng, khúc, bìa bắp gỗ đã khô mục, lóc lõi, gỗ cháy; cành, ngọn, gốc, rễ gỗ và khai thác bền vững các loại lâm sản ngoài gỗ; khai thác tận dụng gỗ và lâm sản ngoài gỗ trên diện tích giải phóng mặt bằng để xây dựng các công trình hoặc sử dụng vào mục đích khác ở những đối tượng rừng tự nhiên là rừng giàu và rừng trung bình.

 

  • Làng Nủ trước ngày khánh thành
    Phóng sự 14/12/2024 - 21:19

    40 ngôi nhà mới sẽ được bàn giao cho các hộ dân thôn Làng Nủ (xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, Lào Cai) vào ngày 15/12 sau gần 3 tháng thi công.

  • Thái Bình phục hồi 'làng muối tâm linh’
    Phóng sự 14/12/2024 - 10:15

    Hạt muối sạch của HTX Tam Đồng sẽ được phục hồi gắn với du lịch tâm linh, với di tích Đền Bà chúa Muối nức danh cả nước và sẽ là 'hạt muối di sản'.

  • Khát khao khôi phục vùng cam sành Tân Lĩnh
    Phóng sự 12/12/2024 - 10:57

    YÊN BÁI Tân Lĩnh nức tiếng một thời với những mùa cam sành sai trĩu bội thu, giờ chỉ là hoài niệm, người dân nơi đây khao khát khôi phục vùng cam đặc sản này.

  • Cá 'quý tộc' sống khỏe trên rẻo cao
    Phóng sự 06/12/2024 - 14:00

    Các hộ nuôi các nước lạnh tại Sa Pa không quản khó khăn, vẫn miệt mài tìm hướng đi mới cho dòng sản phẩm không phải nơi nào cũng có.

  • Lãng du - những ấn tượng khó phai
    Phóng sự 06/12/2024 - 10:18

    Miền núi phía Bắc luôn níu chân du khách, từ cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, cho đến những sản vật đặc trưng, cùng sự nồng hậu của người dân địa phương.

  • Cây vàng trên Mỏ Vàng
    Phóng sự 06/12/2024 - 06:00

    Trời còn đẫm sương đêm, ông Đặng Nho Hưng (thôn Thác Tiên, xã Mỏ Vàng) đã thức giấc, mượn người lên đồi dọn thân củi quế chuẩn bị cho một mùa mới...

  • Đưa cây thuốc đi xa hơn bản làng
    Phóng sự 05/12/2024 - 15:15

    Ở Sa Pa (Lào Cai) có một cộng đồng người Dao đỏ đắm đuối với cây thuốc bản địa, đắm đuối với bài thuốc cha ông. Họ kiên trì đưa cây thuốc đi xa hơn bản làng...

  • Sâm Lai Châu trên đỉnh Pusilung
    Phóng sự 05/12/2024 - 14:00

    Dự hội nghị định hướng phát triển sâm Việt Nam do Bộ trưởng Lê Minh Hoan chủ trì, ông Ngô Tân Hưng càng quyết tâm xây dựng thương hiệu Sâm Việt Nam thành ngành hàng.

  • Vùng xanh ngát dưới chân đèo Pha Đin
    Phóng sự 05/12/2024 - 06:00

    Mấy chục năm về trước, xã Phổng Lái thiếu nước sinh hoạt, người dân hầu như sản xuất theo hướng tự cung tự cấp, chứ chưa bao giờ dám nghĩ đến quy mô hàng hóa.

  • Canh giữ linh hồn của rừng
    Phóng sự 04/12/2024 - 15:53

    Người ta gọi hổ là chúa tể của rừng xanh, còn tiếng hót của vượn chính là linh hồn của rừng.

  • 'Cá thần' dưới chân thác Trăng
    Phóng sự 04/12/2024 - 15:50

    Từng vài lần ăn cá dầm xanh ở Hòa Bình hay còn có tên cá bỗng ở Tuyên Quang, 'cá thần' ở Thanh Hóa, tôi ấn tượng về sự thơm, ngon, ngọt đậm của nó.

  • Đem hoa quả xứ người lên đất dốc
    Phóng sự 04/12/2024 - 13:45

    Thuở ban đầu, Sơn La chỉ toàn ngô, sắn và cây lâm nghiệp, tìm đỏ mắt không thấy bơ, nhãn, chứ đừng nói đề huề như bây giờ.

Xem thêm
Bình Phước sẽ là cực tăng trưởng vùng Đông Nam bộ

Đó là kỳ vọng của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại lễ công bố Quy hoạch tỉnh Bình Phước thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Đồng bộ hệ thống thủy lợi là 'chìa khóa' bảo vệ ĐBSCL

ĐBSCL Các công trình thủy lợi ở ĐBSCL đóng vai trò quan trọng trong kiểm soát, ngăn mặn và đảm bảo nguồn nước ngọt phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Trà Vinh sẽ vận hành 5 dự án năng lượng tái tạo vào năm 2030

Quy hoạch giai đoạn 2026 - 2030, các dự án sẽ được vận hành gồm điện mặt trời áp mái, điện rác, điện sinh khối, hướng đến giảm phát thải ròng bằng 0.