| Hotline: 0983.970.780

Hàng ngàn công nhân thủy nông Hà Nội lại bị 'treo' lương

Thứ Ba 31/03/2020 , 09:30 (GMT+7)

Hà Nội là địa phương duy nhất trong 63 tỉnh, thành xảy ra tình trạng công nhân thủy nông bị “treo” lương kể từ đầu năm 2020 đến nay.

Công nhân Công ty thủy nông Sông Tích (thị xã Sơn Tây, Hà Nội) lắp đặt và kiểm tra trạm bơm dã chiến Phù Sa, chuẩn bị lấy nước đổ ải vụ đông xuân 2019 - 2020 vào đầu tháng 1/2020. Ảnh: Minh Phúc.

Công nhân Công ty thủy nông Sông Tích (thị xã Sơn Tây, Hà Nội) lắp đặt và kiểm tra trạm bơm dã chiến Phù Sa, chuẩn bị lấy nước đổ ải vụ đông xuân 2019 - 2020 vào đầu tháng 1/2020. Ảnh: Minh Phúc.

Nguyên nhân là do 4 công ty thủy lợi trên địa bàn thành phố chưa được UBND TP. Hà Nội cấp ngân sách trong năm 2020 để hoạt động.

Cặm cụi làm việc... không công!

Suốt 3 tháng qua, 4 công ty khai thác công trình thủy lợi trên địa bàn Hà Nội đã tiêu tốn vài chục tỷ đồng để cấp nước đổ ải, chống hạn vụ đông xuân 2019 – 2020.

Trong điều kiện nguồn nước ngày càng khan hiếm, để tiết kiệm tài nguyên quốc gia, lãnh đạo TP Hà Nội đốc thúc các công ty thủy nông rút ngắn thời gian lấy nước, hoàn thành đổ ải trước ngày 25/2/2020.

Các doanh nghiệp phải gồng mình, huy động nhân lực, vật lực lắp đặt hàng chục trạm bơm dã chiến dọc các sông Đà, sông Hồng, sông Nhuệ, nạo vét bể hút các trạm bơm, tu sửa, nâng cấp máy móc... đặc biệt là vận hành các trạm bơm điện qua nhiều cấp để đưa nước đến ruộng.

Nỗ lực vượt khó khăn, thách thức của ngành thủy nông Hà Nội trong vụ đông xuân vừa qua đã được Bộ NN-PTNT biểu dương. Thế nhưng, đằng sau thành tích tự hào lại là câu chuyện cười ra nước mắt.

Giám đốc một Công ty thủy lợi chia sẻ: Khoảng 3.500 lao động của 4 công ty thủy lợi tại Thủ đô đang bị “treo” lương, do chưa được UBND TP Hà Nội đặt hàng (hoặc lựa chọn nhà thầu) cung ứng dịch vụ công ích thủy lợi; chưa phân bổ ngân sách để tạm ứng để hoạt động.

Để giải quyết khó khăn, Công ty Đầu tư Phát triển Thủy lợi Sông Đáy phải vay tín chấp ngân hàng 4 tỷ đồng để ứng cho mỗi người lao động 2 triệu đồng và trả chi phí vận hành tối thiểu.

Đến nay, tổng số tiền nợ của công ty là hơn 8 tỷ đồng, trong đó có 1 tỷ nợ quá hạn. Không những thế, công ty điện lực liên tục gửi văn bản đòi nợ tiền điện vận hành các trạm bơm, nhưng lãnh đạo công ty không biết lấy tiền ở đâu để trả.

Do không có tiền trang trải cuộc sống, nhiều công nhân ngày làm việc ở công ty, tối phải đi làm thêm để có nguồn chi tiêu qua ngày. Thậm chí, có gia đình cả vợ và chồng đều làm công nhân thủy nông nên đời sống rất khó khăn.

Trách nhiệm thuộc về ai?

Ngày 13/12/2019, UBND TP Hà Nội có văn bản số 5558 về việc phương án lựa chọn nhà thầu cung cấp dịch vụ thủy lợi, đê điều năm 2020 trên địa bàn thành phố theo Nghị định 32/2019/NĐ-CP quy định giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cáp sản phẩm, dịch vụ công ích sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên.

Tuy nhiên, đến nay, việc triển khai thực hiện vẫn “đắp chiếu” do liên Sở: Kế hoạch và Đầu tư – NN-PTNT và Tài chính chưa thống nhất được phương án lựa chọn nhà đầu tư theo hình thức đấu thầu hay đặt hàng.

Để có thể lấy nước trong điều kiện mực nước sông Hồng xuống thấp phục vụ đổ ải vụ đông xuân 2019 - 2020, Công ty TNHH MTV Đầu tư Phát triển Thủy lợi Hà Nội đã phải lắp đặt trạm bơm dã chiến Thanh Điềm (huyện Mê Linh, Hà Nội). Ảnh: Minh Phúc.

Để có thể lấy nước trong điều kiện mực nước sông Hồng xuống thấp phục vụ đổ ải vụ đông xuân 2019 - 2020, Công ty TNHH MTV Đầu tư Phát triển Thủy lợi Hà Nội đã phải lắp đặt trạm bơm dã chiến Thanh Điềm (huyện Mê Linh, Hà Nội). Ảnh: Minh Phúc.

Theo lý giải của Sở NN-PTNT Hà Nội, việc tổ chức thực hiện Nghị định 32 của Chính phủ “cần có thời gian”.

Trong khi đó việc cung cấp các dịch vụ tưới tiêu diễn ra hàng ngày, hàng giờ, rất khó khăn cho các doanh nghiệp thủy lợi và cơ quan quản lý nhà nước (Sở NN-PTTN).

Trong khoảng thời gian quá ngắn (khoảng nửa tháng - PV) thì không kịp thực hiện các bước lựa chọn nhà thầu theo quy định trước ngày 1/1/2020.

Theo quy định của Luật Đấu thầu và các văn bản hướng dẫn liên quan, thì sau khi kế hoạch lựa chọn nhà thầu được phê duyệt, thời gian thực hiện khoảng từ 65 – 70 ngày (trong đó có thời gian chuẩn bị hồ sơ dự thầu là 20 ngày, thời gian đánh giá hồ sơ dự thầu là 45 ngày).

Không những thế, việc quản lý khai thác, vận hành công trình thủy lợi tưới, tiêu nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, dân sinh, xã hội là công việc có tính thời vụ và gắn liền với công tác khắc phục phòng, chống thiên tai (chống hạn, chống úng).

Hàng năm có một số công việc phải gối đầu từ năm trước để phục vụ cho năm sau như chống hạn vụ đông xuân, các công ty thủy nông phải lắp đặt các trạm dã chiến trên sông Đà, sông Hồng, sông Nhuệ, nạo vét các bể hút trạm bơm... để kịp thời lấy nước theo các đợt xả nước của các hồ chứa thủy điện, các công việc này thường phải triển khai vào cuối tháng 12/2019, sử dụng nguồn kinh phí sửa chữa thường xuyên của năm 2020.

Trách nhiệm thuộc về TP. Hà Nội

Theo Sở NN-PTNT Hà Nội, các doanh nghiệp thủy lợi trên địa bàn thành phố hiện nay là doanh nghiệp nhà nước. Thành phố Hà Nội đang giao vốn và tài sản cho 4 doanh nghiệp thủy lợi.

Khi thực hiện đấu thầu, sẽ vướng mắc trong chuyển giao tài sản để thực hiện cung ứng dịch vụ giữa đơn vị hiện nay đang được giao quản lý và đơn vị trúng thầu, việc bàn giao cần có thời gian do khối lượng công trình rất lớn; tài sản có giá trị lớn, việc bàn giao lại cần cụ thể, chi tiết hiện trạng từng công trình, hạng mục công trình.

4 công ty thủy nông với khoảng 3.500 người lao động đang bị Thành phố Hà Nội

4 công ty thủy nông với khoảng 3.500 người lao động đang bị Thành phố Hà Nội "bỏ rơi" từ đầu năm 2020, khi Hà Nội chưa có phương án lựa chọn nhà thầu theo hình thức đặt hàng hay đấu thầu. Ảnh: Minh Phúc.

Ngày 20/2/2020, Sở NN-PTNT đề nghị UBND thành phố Hà Nội xem xét, chấp thuận (hoặc báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ) cho liên Sở Kế hoạch và Đầu tư – NN-PTNT – Tài chính xây dựng phương án lựa chọn nhà thầu cung cấp dịch vụ thủy lợi năm 2020 trên địa bàn thành phố theo hình thức đặt hàng.

Tuy nhiên, lãnh đạo UBND TP. Hà Nội chưa quyết định (dù hoàn toàn có đủ thẩm quyền) lựa chọn chủ đầu tư theo hình thức đấu thầu hay đặt hàng.

Ngày 16/3/2020, ông Nguyễn Đức Chung (Chủ tịch UBND TP Hà Nội) ký văn bản trình Thủ tướng Chính phủ về tháo gỡ khó khăn, vướng mắc khi thực hiện cung ứng dịch vụ công ích thủy lợi năm 2020 theo Nghị định 32 của Chính phủ. (Còn nữa)

Xem thêm
Ông Nguyễn Đình Việt giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Sơn La

SƠN LA Ông Nguyễn Đình Việt, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội khóa XV giữ chức vụ Phó Bí thư Tỉnh ủy Sơn La nhiệm kỳ 2020 – 2025.

Tìm nguyên nhân khiến ngành chè 'ngại đổi mới'

'Cây chè là cây truyền thống và từng được bao cấp một cách triệt để về doanh nghiệp và đầu ra. Như vậy, đây có phải là nguyên nhân khiến ngành chè ngại đổi mới?' - nguyên Thứ trưởng Lê Quốc Doanh trăn trở.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Người phụ nữ 'biến đổi' vùng đất nghèo thành vườn rau bội thu

SƠN LA Bà Luyến, một nông dân ngụ cư, đã nỗ lực thay đổi bản Tự Nhiên từ vùng đất nghèo khó thành điểm sáng nông nghiệp sạch, mang lại cuộc sống ấm no cho cộng đồng.