| Hotline: 0983.970.780

Hàng ngàn ha vụ đông xuân nguy cơ thiếu nước

Thứ Hai 06/01/2020 , 13:15 (GMT+7)

Theo cơ quan chức năng tỉnh Thừa Thiên - Huế, vụ đông xuân 2019 - 2020, địa phương này có khoảng 2.000 ha cây trồng bị thiếu nước và phải chuyển đổi một số diện tích.

Người dân Thừa Thiên - Huế đang tiến hành sản xuất vụ đông xuân.

Theo Sở NN-PTNT Thừa Thiên - Huế, vụ đông xuân 2019 - 2020, toàn tỉnh đưa vào gieo cấy 28.667ha lúa và 3.591ha rau các loại.

Trong khi đó, mực nước các hồ thủy lợi ở tỉnh này đến hiện tại đạt khoảng 60 - 100% dung tích thiết kế. Với thực trạng nguồn nước hiện nay và thông tin nhận định khí tượng, thủy văn, khả năng sẽ xảy ra hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn cuối vụ đông xuân năm 2019 - 2020 và vụ hè thu năm 2020 trên địa bàn tỉnh.

Do đó, dự kiến sẽ có 2.192ha bị thiếu nước, phải chuyển đổi 491ha. Ngoài ra, diện tích hoa màu, sắn khả năng bị hạn tập trung ở vùng gò đồi tại huyện Phong Điền và thị xã Hương Trà.

Cùng với đó, diện tích lúa hè thu năm 2020 ở Thừa Thiên - Huế dự kiến sẽ có khoảng 3.000ha không chủ động được nguồn nước ở vùng cát ven biển, vùng gò đồi, vùng núi các huyện Nam Đông, A Lưới và các vùng cuối kênh. Các diện tích này cần chủ động để hoang hoặc chuyển đổi cây trồng.

Ông Nguyễn Đình Đức, Chủ tịch UBND huyện Quảng Điền cho biết, trong thời gian tới, huyện Quảng Điền có khoảng 100ha đất sản xuất nông nghiệp bị hạn và phải chuyển đổi, trong đó dự kiến 60ha chuyển sang trồng sen; 25ha trồng khoan lang, cây ném...

Theo ông Hồ Vang, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Thừa Thiên - Huế, để khắc phục nguy cơ hạn hán, thiếu nước trong thời gian tới, các địa phương cần chủ động chuyển đổi cây trồng hoặc bỏ hoang tránh gây thiệt hại cho bà con nông dân. Tiến hành nạo vét các ao hồ, kênh rạch vùng cát để lấy nước ngọt cho vùng ruộng ven phá và vùng biển. Sử dụng tiết kiệm nước, tưới luân phiên, có khung lịch thời vụ hợp lý, cơ cấu giống ngắn ngày.

Dự báo vào các tháng 6 - 7/2020 nguồn nước trên sông Bồ sẽ bị thiếu hụt, vì vậy các hộ chăn nuôi cá lồng trên sông cần chủ động vào giảm mật độ nuôi, thu hoạch sớm để tránh thiệt hại.

Bên cạnh đó, so với mọi năm, hiện nay một số khu vực có diện tích đất đủ điều kiện, thuận lợi để làm màu thì các hộ dân cần sớm gieo sạ các giống lúa ngắn ngày. Đối với cây lạc, cần chỉ đạo, khuyến khích người dân gieo trồng sớm nhất có thể.

16-21-37_nh_2
Nhiều diện tích hoa màu đứng trước khả năng bị hạn tập trung.

Hiện nay, các địa phương trên địa bàn tỉnh cũng đã tiến hành các giải pháp chống hạn, tổ chức sản xuất vụ đông xuân năm 2019 - 2020, như nạo vét các tuyến hói, kênh dẫn nước từ các cống vào kênh mương nội đồng, đầu mối trạm bơm tưới và các máy bơm dầu lẻ. Tu bổ kênh mương, đặc biệt quan tâm các tuyến kênh bê tông nội đồng đã hư hỏng nặng của các HTX. Tiến hành khảo sát để lập phương án lắp đặt trạm bơm để tạo nguồn, tưới khi hạn hán nặng xảy ra.

  • Tags:
Xem thêm
Gần 160 trang trại chăn nuôi được chứng nhận VietGAHP trong khoảng 5 năm qua

Thái Nguyên Tỉnh Thái Nguyên xác định các trang trại, cơ sở chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAHP là nền tảng để địa phương xây dựng các chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn.

Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái

Hải Phòng Công hiện được nuôi làm cảnh tại nhiều khu du lịch sinh thái, do hằng ngày công tiếp xúc nhiều với khách du lịch nên công tác phòng chống dịch bệnh vô cùng quan trọng.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.