| Hotline: 0983.970.780

Hàng trăm con chó thả rông bị bắt, đánh số chờ chủ đến nộp phạt, nhận lại

Thứ Tư 10/04/2024 , 13:57 (GMT+7)

Từ khi thành lập đến nay, các đội bắt chó thả rông tại TP.HCM bắt giữ được hàng trăm con, sau đó được đánh số chờ chủ đến nộp phạt và nhận lại.

Theo Nghị định 04/2020/NĐ-CP, người nuôi chó, mèo không tuân thủ quy định tiêm phòng vacxin dại cho vật nuôi sẽ bị phạt 1-2 triệu đồng và bị buộc phải chấp hành tiêm phòng. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Theo Nghị định 04/2020/NĐ-CP, người nuôi chó, mèo không tuân thủ quy định tiêm phòng vacxin dại cho vật nuôi sẽ bị phạt 1-2 triệu đồng và bị buộc phải chấp hành tiêm phòng. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Tại TP.HCM, hiện tổng đàn chó, mèo trên địa bàn là 183.700 con. TP. HCM cũng là địa phương đầu tiên trên cả nước đạt vùng an toàn dịch bệnh dại cấp tỉnh trên địa bàn toàn thành phố.

Nhằm phòng, chống và kiểm soát bệnh dại trên địa bàn một cách hiệu quả, góp phần kiểm soát tốt bệnh dại trên người, TP. HCM lập 59 đội chuyên trách bắt chó thả rông tại các quận huyện. Cụ thể: quận 1 (2 đội); quận 6 (1 đội); quận 7 (10 đội), quận 10 (2 độ); quận 12 (11 đội); thành phố Thủ Đức (5 đội); Gò Vấp (12 đội); Bình Thạnh (1 đội); Hóc Môn (2 đội); Củ Chi (6 đội); Cần Giờ (7 đội).

Triển khai bắt chó thả rông là định hướng chung của ngành thú y, được các địa phương triển khai quyết liệt. Việc này không chỉ giúp chủ động trước nguy cơ bệnh dại, hạn chế tai nạn giao thông và giữ gìn vệ sinh môi trường do chó gây ra cho người dân, mà còn tạo ra ấn tượng tốt cho khách du lịch khi đến với TP. HCM.

Đơn cử như tại xã Bình Khánh, huyện Cần Giờ, từ đầu năm đến nay, Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện Cần Giờ đã phối hợp với UBND xã Bình Khánh tổ chức ra quân và đã bắt, xử phạt tổng cộng 9 trường hợp vi phạm.

Đội bắt chó thả rông phường Hiệp Bình Chánh, thành phố Thủ Đức, TP. HCM là một trong những đội bắt cho tích cực nhất trên địa bàn thành phố. Từ khi thành lập (tháng 11/2023) đến nay đã ra quân 60 lần và bắt giữ khoảng 200 con chó thả rông được đánh số chờ chủ đến nhận.

Ngoài ra, để công tác phòng, chống dịch bệnh dại trên chó, mèo đạt hiệu quả, thời gian qua, các Trạm Chăn nuôi và Thú y liên quận 1, 4, 7 (thuộc Chi Cục Chăn nuôi và Thú y TP.HCM) phối hợp ban ngành, UBND các phường thực hiện tốt công tác tuyên truyền phòng, chống dịch bệnh dại trên địa bàn.

Cụ thể, tối 18, 19, 20/3 vừa qua, UBND phường 4 quận 4 đã tổ chức tuyên truyền các quy định của Nhà nước với chủ nuôi chó, mèo trên địa bàn phường.

Ông Võ Minh Cường, Phó Chủ tịch UBND phường 4, quận 4 cho biết, địa phương tích cực tuyên truyền, nâng cao nhận thức trách nhiệm của người dân và hướng dẫn chấp hành việc nuôi, quản lý chó, mèo và các loại động vật khác có nguy cơ gây bệnh. Yêu cầu người dân thực hiện tiêm và điều trị dự phòng bệnh dại khi bị động vật, đặc biệt chó, mèo cắn.

“Địa phương sẽ xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định pháp luật trong việc nuôi, quản lý chó, mèo. Ngoài ra, điều tra, truy tố, kiên quyết xử lý nghiêm đối với trường hợp không tuân thủ đúng quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo, để xảy ra hậu quả nghiêm trọng theo quy định của pháp luật”, ông Cường thông tin.

Ngành thú y khuyến cáo, người dân có thể lập danh sách các hộ nuôi chó, mèo và báo cho tổ dân phố, sẽ có cán bộ thú y đến tận nhà tiêm phòng dại. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Ngành thú y khuyến cáo, người dân có thể lập danh sách các hộ nuôi chó, mèo và báo cho tổ dân phố, sẽ có cán bộ thú y đến tận nhà tiêm phòng dại. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Còn tại tỉnh Bình Dương, Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản tỉnh này cho biết, hiện trên địa bàn tỉnh có khoảng 60.000 con chó được tiêm vacxin phòng bệnh dại định kỳ hàng năm. Thời gian qua, Chi cục chỉ đạo trung tâm thú y các huyện, thị, thành phố rà soát số lượng tiêm phòng dại trên tổng đàn chó của địa phương. Đến cuối năm 2023, cơ quan thú y đã tiêm phòng được trên 57.000 liều vacxin dại cho đàn chó mèo nuôi, đạt tỷ lệ trên 90%.

Trong giai đoạn 2022-2025, tỉnh Bình Dương đặt mục tiêu quản lý được 70% số hộ nuôi chó, mèo và trên 80% trong giai đoạn 2026-2030. Đồng thời, xây dựng được thêm ít nhất 2 vùng an toàn bệnh dại cấp huyện; 100% các huyện, thị xã, thành phố có điểm tiêm vacxin phòng dại và huyết thanh kháng dại cho người. Đặc biệt, Bình Dương cũng đặt mục tiêu 100% số người tiêm vacxin phòng bệnh dại do động vật cắn được báo cáo qua hệ thống báo cáo quốc gia.

Theo báo cáo của Cục Thú y (Bộ NN-PTNT) , hiện cả nước có hơn 7,6 triệu con chó, mèo với hơn 4,9 triệu hộ nuôi. Trong đó, Hà Nội là một trong những địa phương có tổng đàn chó, mèo đứng thứ 3 cả nước sau Nghệ An và Thanh Hóa, tổng đàn chó, mèo trên địa bàn Hà Nội 425.000 con. Hà Nội cũng là 1 trong những địa phương đứng top đầu cả nước trong việc tổ chức phòng chống bệnh dại. Năm 2023, Hà Nội đạt 94% tỷ lệ tiêm phòng tổng đàn.

Ông Nguyễn Văn Long, Cục Trưởng Cục Thú y yêu cầu các địa phương cần quản lý tốt đàn chó, tăng tỷ lệ tiêm phòng vacxin bệnh dại. Đồng thời, tăng cường năng lực cho hệ thống thú y, nhất là tại các thôn, xã, thị trấn.

Thống kê của Hệ thống trung tâm tiêm chủng VNVC cho thấy, những tháng đầu năm, đã ghi nhận số lượng người đến tiêm ngừa vacxin phòng bệnh dại tăng cao do bị chó, mèo cắn. Thời gian sắp tới là giai đoạn cao điểm mùa nắng nóng cũng là cao điểm “mùa bệnh dại” vì nguy cơ tiếp xúc với các mầm gây bệnh tăng cao nên các bác sĩ khuyến cáo, người dân cần chủ động cập nhật các kiến thức về bệnh dại, thực hiện tiêm phòng bệnh dại để giảm nguy cơ mắc bệnh.

Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

Cao điểm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa xuân vào dịp nghỉ lễ 30/4

Theo Trung tâm BVTV phía Bắc, thời điểm phòng trừ tập trung sâu cuốn lá nhỏ từ 25/4 - 5/5. Sau khi phun lần 1, nếu mật độ còn cao tổ chức phun trừ lần 2.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm