| Hotline: 0983.970.780

Hàng trăm ha sắn ở Đăk Lăk bị nhiễm bệnh

Thứ Hai 20/08/2018 , 15:50 (GMT+7)

Theo thống kê hiện có 120,3ha sắn của bà con nông dân các xã Cư Pui, Cư Đrăm và Yang Mao (huyện Krông Bông) bị nhiễm bệnh virus khảm lá sắn.

15-30-10_b_con_nong_dn_x_cu_drm_chm_soc_sn
Nhiều diện tích sắn của bà con xã Cư Đrăm bị nhiễm bệnh khảm lá sắn

Đây là loại bệnh mới xuất hiện trên địa bàn huyện khiến bà con rất hoang mang.

3 xã Cư Pui, Cư Đrăm và Yang Mao có 4.110ha đất trồng sắn. Những năm qua diện tích sắn luôn ổn định, ít bị bệnh. Thời gian gần đây, một số hộ dân đã mua giống từ thương lái đem từ các tỉnh phía Nam về bán. Đa số diện tích sắn từ giống này đều bị nhiễm bệnh.

Xã Cư Pui có 2.050ha sắn, trong đó 61ha nhiễm bệnh khảm lá sắn. Qua kiểm tra, diện tích sắn bị bệnh đều xảy ra ở các gia đình mua giống của một số thương lái đem từ nơi khác về bán.

Xã Cư Đrăm có diện tích trồng sắn cũng khá lớn với 1.753ha. Đến nay có 35,5ha nhiễm bệnh khảm lá sắn. Xã Yang Mao hiện có 23,8ha/307ha sắn cũng đã bị nhiễm loại bệnh này.

Hiện chính quyền các địa phương đang phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện Krông Bông kiểm tra, tìm hiểu nguyên nhân và tổ chức tập huấn, hướng dẫn cho bà con phòng ngừa, khắc phục bệnh khảm lá sắn, không để lan rộng.

Ông Nguyễn Công Tân, Phó Chủ tịch UBND xã Cư Đrăm cho biết: “Đây là loại bệnh mới xuất hiện trên địa bàn các xã vùng sâu nên nhiều nông dân chưa nắm được cách phòng chống. Hàng chục ha sắn có nguy cơ phải nhổ bỏ. UBND xã Cư Đrăm đã phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện tập huấn cho cán bộ nông nghiệp, ban tự quản và cộng tác viên các thôn, buôn về xử lý, phòng trừ bệnh khảm lá sắn”.

Hiện các xã đang khuyến cáo nông dân không mua giống sắn không có nguồn gốc rõ ràng, sắn bị nhiễm bệnh; nhổ bỏ hết diện tích sắn bị nhiễm bệnh nặng; phun thuốc xử lý nấm, virus gây bệnh trên diện tích đất sắn đã được nhổ bỏ; chưa thực hiện chuyển đổi trồng cây khác trên đất sắn mới được nhổ bỏ, xử lý đất trong thời gian ít nhất 6 tháng; phun thuốc phòng ngừa diện tích sắn chưa bị nhiễm bệnh...

Xem thêm
Cây dâu khỏa lấp cây tiêu ở vùng biên

BÌNH PHƯỚC Từng là thủ phủ hồ tiêu của tỉnh Bình Phước, sau thời kỳ hồ tiêu suy thoái, mô hình trồng dâu nuôi tằm đã mở ra hướng đi mới cho người dân nơi đây.

Tắm nước ngọt định kỳ để phòng dịch bệnh cho cá lồng bè trên biển

HẢI PHÒNG Để phòng dịch bệnh cho cá biển nuôi lồng bè vào thời điểm giao mùa, người dân ở Cát Bà thường tắm nước ngọt từ 3-4 lần mỗi tháng và mang lại hiệu quả cao.

Hợp tác nông nghiệp công nghệ cao hỗ trợ nông dân và hợp tác xã

Còn nhiều dư địa để phát triển hợp tác nông nghiệp thông minh, ứng dụng công nghệ cao và trí tuệ nhân tạo tương thích với mô hình sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam.