| Hotline: 0983.970.780

Hàng trăm tỉ... đưa tiễn một dòng sông

Thứ Hai 08/11/2010 , 11:44 (GMT+7)

Đại công trình sống lại sông Đáy sau mấy năm thi công đã đi vào giai đoạn bàn giao, vận hành nhưng nhiều địa phương nơi công trình này đi qua cho rằng, nhà nước đã phí tiền vì cao trình của sông Đáy mới không phù hợp, đáng lẽ nếu mở cống nước được dẫn từ sông Hồng vào thì nó lại… chảy ngược ra.

Đại công trình sống lại sông Đáy sau mấy năm thi công đã đi vào giai đoạn bàn giao, vận hành nhưng nhiều địa phương nơi công trình này đi qua cho rằng, nhà nước đã phí tiền vì cao trình của sông Đáy mới không phù hợp, đáng lẽ nếu mở cống nước được dẫn từ sông Hồng vào thì nó lại… chảy ngược ra.

Kỳ vọng và thực tế!

Cửa cống dẫn nước từ sông Hồng vào sông Đáy thường đóng im ỉm

Đã từ lâu con sông Đáy nổi tiếng đi vào thơ, vào nhạc “Dòng sông Đáy quê em. Sông trăng hay sông lụa. Nong kén vàng như lúa. Trọn vạnh một góc trời” trở thành sông chết. Mùa khô nước sông Hồng không tự chảy vào sông Đáy được do cửa cống Xuân Phú, huyện Phúc Thọ luôn cao hơn mực nước sông Hồng.

Mùa mưa cống đập Phùng phải đóng kín để chống lụt. Nhiều đoạn sông từ địa phận huyện Đan Phượng kéo dài đến huyện Thanh Oai (Hà Nội) do đất bồi lắng nên dòng chảy le te chỉ bé như một con mương nhỏ, đen kịt ô nhiễm bởi nước thải từ các làng nghề, cơ sở sản xuất chưa qua xử lý xả thẳng xuống lòng sông. Dòng sông lắm chỗ chỉ còn những bè rau muống bẩn thỉu, nhầy nhớt mà người trồng chỉ bán đi thật xa chứ không dám bán ở chợ nhà. Cả chục năm nay, dòng nước đen từ sông Đáy đổ về cuồn cuộn đầu độc cả hạ nguồn mấy tỉnh. Những năm đầu, thấy cá tôm nhao lên mặt sông người dân kéo ra đông nghịt vớt lấy mang về dùng. Người thì đi cấp cứu vì ngộ độc, gia súc ngộ độc tiêu tùng cả đàn khiến dân tình hoảng sợ. Hàng loạt hộ nuôi cá lồng trắng tay.

àng loạt làng chài điêu đứng, gác lưới vì nạn “nước pin”. Không ít cuộc họp các bộ, ngành chủ quản và các tỉnh gây ảnh hưởng, bị ảnh hưởng họp bàn phân tích, giải quyết. Sông Đáy ô nhiễm trở thành chủ đề bị mổ xẻ nóng rẫy trên nghị trường quốc hội nhưng dòng nước đen chết chóc vẫn xuất hiện ngày một dày hơn, lâu hơn. Sinh kế và môi trường của người dân đôi bờ vẫn điêu linh, khốn đốn. Trước chỉ có mùa cạn mới thấy rõ mà giờ mùa mưa vẫn thấy sông nhanh nhánh một màu đen, nồng nặc mùi thum thủm.

Thế nên cách đây chừng dăm bảy năm, khi Cụm công trình thuỷ lợi Hát Môn - đập Đáy do Ban quản lý dự án 401 cũ nay là Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng Thuỷ lợi 1 được bắt đầu thực hiện đã khiến cả triệu con tim của người dân quanh lưu vực như vỡ òa trong hân hoan, háo hức. Họ tin tưởng và mơ ước về một dòng sông trong sạch của quá khứ được hồi sinh để con trẻ lại được vẫy vùng giữa đôi bờ xanh mát, để lại thành sông thơ, sông nhạc. Với 3 hạng mục chính là cống Cẩm Đình, cống Hiệp Thuận và kênh dẫn Cẩm Đình - Hiệp Thuận dài 11,6 km cụm công trình thuỷ lợi Hát Môn - Đập Đáy khởi công từ tháng 3-2004 có tổng mức đầu tư gần 600 tỷ đồng. Hoành tráng nhất là cống Cẩm Đình và cống Hiệp Thuận gồm 3 cửa, trong đó có 1 cửa thông thuyền vòng cung phục vụ giao thông thuỷ rộng 8 m.

Tổng mặt cắt ngang mỗi cống là 24 m. Các móng cống, thành cống được đổ bê tông cốt thép dày trung bình 2 m, phần đáy bê tông dày tới 10 m. Hai bên cống được đổ bê tông cốt thép và tiếp đó được xử lý nền kênh bằng rọ đá thép. Hệ thống đóng mở cửa cống bằng xilanh thuỷ lực công suất lớn vô cùng hiện đại. Theo tổng công trình sư của công trình diễn giải khi được vận hành, vào mùa vụ khô hạn, nước sông Hồng sẽ tự chảy vào sông Đáy qua cống Cẩm Đình và hệ thống công trình đầu mối. Nguồn nước mát sẽ dồi dào, tưới đẫm cho toàn bộ diện tích đồng đất trong lưu vực sông và các trạm bơm cấp nước tưới cho diện tích ngoài lưu vực sông Đáy nơi con sông chảy qua địa phận huyện Đan Phượng, Hoài Đức, Thanh Oai, Ứng Hòa, Mỹ Đức (Hà Nội) và các tỉnh bạn.

Một điều kiện thuận lợi hơn cho phát triển sản xuất đã ở trong tầm tay với. Hệ thống sông Đáy mới còn hứa hẹn sẽ mở ra tuyến giao thông đường thuỷ thuận tiện, thuyền bè tấp nập, âu bến đông vui. Mặt khác, vào mùa mưa, khi nước sông Hồng lên cao (vượt quá + 13,4 m tại Hà Nội), công trình cụm đầu mối sông Đáy còn thực hiện chức năng chia sẻ gánh nặng lũ lụt, bảo vệ an toàn Thủ đô và các tỉnh thuộc đồng bằng Bắc bộ. Một chức năng tuyệt vời nữa được các nhà hoạch định vẽ ra là khi sông Đáy sống lại với dòng lưu thủy mạnh mẽ, mọi rác rưởi trong lưu vực sẽ bị đẩy lui, con sông sẽ không còn bị ô nhiễm mà trở lại sạch trong như thủa nào…

Máy bơm tiền tỉ vứt lăn lóc

Từ năm 2005, dự án Cụm công trình đầu mối sông Đáy thực hiện trên địa phận huyện Phúc Thọ được bắt đầu triển khai thi công bao gồm hạng mục cống lấy nước Cẩm Đình, cống Hiệp Thuận đã hoàn thành đúng tiến độ nhưng hệ thống kênh dẫn Cẩm Đình- Hiệp Thuận dài gần 12 km đến đầu năm 2008 vẫn chưa được thi công bởi vướng mắc công tác giải phóng mặt bằng. Do đó không thể thông dòng sông Đáy vào năm 2008 theo kế hoạch.

Để xây dựng dự án Cụm công trình đầu mối sông Đáy, nhà nước phải thu hồi 283,5 ha đất của 3.660 hộ dân và đất công tập thể tại 12 xã của huyện Phúc Thọ, điều này quả là khó khi những miếng đất thuộc diện “bờ xôi ruộng mật” lại đang nằm giữa vùng sôi sục của cơn bão phát triển đô thị phía Tây Hà Nội. Nhưng khi được giải thích cặn kẽ tác dụng của công trình, nhiều người dân cũng gạt nước mắt chấp nhận hy sinh, giao ruộng đất cho dự án mong mỏi một ngày sông Đáy sống lại. Nhờ đó, các hạng mục công trình xây lắp đều thuận lợi và thi công dần dần được đẩy nhanh tiến độ và cơ bản hoàn thành, bàn giao vào năm 2009.

Sông Đáy có chiều dài khoảng 240 km chảy trên địa bàn Hà Nội, Hà Nam, Ninh Bình…

Sau bao cờ hoa của ngày khánh thành, người dân ngong ngóng trong mòn mỏi đến dài cổ nhưng một dòng sông Đáy mới vẫn không thành. Kỳ vọng hóa thành bực tức. Anh Hà Hữu Nho-Giám đốc Xí nghiệp Thủy lợi huyện Phúc Thọ-đơn vị được coi là hưởng lợi nhiều nhất từ dự án khôi phục sông Đáy thẳng thắn với tôi rằng:“Nói khôi phục sông Đáy thì khôi được cái gì? Chẳng khôi phục được gì hết. Đã gọi là sông phải có dòng chảy nhưng giờ chẳng lưu thông được nước đã đành mà nếu mở cống nước sông Đáy chảy tuốt ra sông Hồng. Mùa xuân, giai đoạn cần nước làm lúa nhất, cần kíp cho gieo trồng để đáp ứng thời vụ nhất thì không có nước bởi lúc ấy nước sông Hồng cạn còn hơn 2m tức thấp hơn cao trình sông Đáy nửa mét thì chảy thế nào? Bảo khôi phục lại dòng sông để phục vụ cho giao thông nhưng họ đóng cống suốt ngày tàu thuyền có đi được đâu. Khi cống Cẩm Đình đóng lại vào mùa kiệt để dự trữ nước cũng được khoảng 2 m, chỉ được mỗi đoạn đầu kênh có nước, những trạm ven sông Đáy bơm được nhưng nhiều lúc tháo cái là mất. Thật là đầu tư lãng phí!”.

Ngay như cái trạm bơm Xuân Phú được làm năm 2007 mất 19 tỉ với 4 tổ máy của Thụy Điển để lấy nước từ hệ thống sông Đáy mới nhưng 2009 lại hỏng. Bọn tôi khổ nhiều chứ. Nếu nó vận hành trơn tru thì đã không phải lắp 6 tổ máy dã chiến vào làm gì. Tác dụng của công trình sống lại sông Đáy là có nhưng theo tôi nói chung rất ít”.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm